Những bước chân không mỏi

15/10/2015 - 16:01

PNO - Hội LHPN TP. HCM gửi danh sách đề nghị UBND TP. HCM tặng bằng khen cho 85 cán bộ ở chi hội và tổ hội phụ nữ khu phố, tổ dân phố.

Đây là những cán bộ hội đã có trên dưới 40 năm miệt mài với công tác tuyên truyền, vận đgng, chăm lo cho PN.

Chuyện những nữ thương binh

Nhung buoc chan khong moi
Với nghề làm bánh rò, nữ thương binh Nguyễn Thị Mai được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tuyên dương “điển hình gia đình chính sách vượt khó làm kinh tế giỏi” năm 2007

Nhắc đến dì Nguyễn Thị Mai, Tổ trưởng PN Tổ 48, KP.5, P.11, Q.Tân Bình, nhiều người nhớ ngay đến những trận đánh “kinh thiên động địa” của biệt động Sài Gòn trong năm 1967 và trong đợt tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Ba lần bị địch bắt, bị tra tấn bằng nhiều hình thức man rợ như chích điện, đốt chân, treo dây thả đầu xuống sàn nhà, thả lươn sống vào vùng kín… nhưng dì kiên quyết giữ vững khí tiết người cộng sản, bảo vệ an toàn cho hàng chục cơ sở bí mật nội thành.

Kết thúc cuộc kháng chiến, dù thương tật 75% (thương binh 2/4), dì tiếp tục hoạt động Hội PN: vận động chị em vào Hội; mở cơ sở may áo gió để tạo việc làm cho chị em địa phương; đứng ra hòa giải nhiều vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, chòm xóm; giới thiệu cho Hội những PN ưu tú để giữ những chức vụ quan trọng...

Rất nhiều lần, trên đường công tác, dì bị té xe do vết thương ở sọ não tái phát, nhưng dì vẫn bám trụ với công việc. Kinh nghiệm trong những năm xây dựng cơ sở bí mật ở nội thành được dì vận dụng vào công tác Hội nhuần nhuyễn.

Dì nói: “Khi tiếp dân, mình phải hạ mình xuống, đặt quyền lợi của dân lên trên mình. Với dân, mình đừng nệ công. Khi đêm hôm, dân cần giải quyết chuyện gì, mình phải có mặt, giải quyết. Khi dân tin yêu, việc khó mấy cũng làm được”.

Dì Ngô Thị Bông, Chi hội trưởng PN KP.2, P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân cũng sớm tham gia làm giao liên, nuôi giấu cán bộ (từ 16 tuổi), bị địch bắt, tra tấn dã man, thương tích đầy mình (thương binh 4/4).

Cho đến tận bây giờ, cứ trái gió trở trời, dì lại đau nhức toàn thân, thế nhưng dì vẫn cần mẫn đi đến từng nhà vận động chị em vào Hội, lập ra nhiều tổ tín dụng để tạo vốn cho chị em làm ăn, khiến chi hội từ chỗ chỉ lèo tèo vài hội viên, dần tăng lên hàng trăm người.

Nhà có dãy phòng trọ cho công nhân thuê, nhưng 5 năm qua, dì quyết không tăng giá phòng và vận động nhiều chị em chủ trọ không tăng giá. Không những vậy, dì còn đứng ra mua quà, nấu bánh chưng, bánh tét tặng công nhân, giúp họ có cái tết ấm áp, dù phải xa quê.

Dì Lê Thị Ngọc Thúy, Ủy viên BCH Hội LHPN phường, Chủ nhiệm CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc KP.3, Tổ trưởng Tổ PN 49, KP.3, P.An Phú Đông, Q.12 là thương binh 3/4 nhưng luôn hoàn thành công việc, chỉ tiêu do Hội cấp trên giao, đồng thời còn trích lương hưu 200.000đ/ tháng hỗ trợ hộ nghèo trong khu phố.

Có năm, dì ủng hộ Hội LHPN phường ba triệu đồng để chăm lo PN nghèo, đồng thời vận động gia đình, người thân góp tổng cộng 15 triệu đồng vào quỹ Vì người nghèo của khu phố. Là chủ nhiệm CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc khu phố, để tạo kinh phí hoạt động cho CLB, dì đã có sáng kiến lập ra tổ dịch vụ nấu ăn, nhận nấu đám tiệc không chỉ ở TP.HCM mà còn đi các tỉnh.

"Còn sức, còn làm công tác hội"

Nhung buoc chan khong moi
Dì Nguyễn Thị Bảy ngày ngày kinh doanh bình gas, nước lọc để góp tiền chăm lo cho hộ nghèo

Nhiều dì, chị đến với công tác Hội sau năm 1975, nhưng lòng nhiệt thành, sự bền bỉ với công tác Hội thì không hề kém so với những dì, những chị bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Dì Nguyễn Thị Bảy, Tổ trưởng PN Tổ 37, P.7, Q.Bình Thạnh nhớ lại: những năm đầu sau giải phóng, dì được giao làm tổ phó phụ trách đời sống, chuyên lo phát dầu, phát gạo, nhu yếu phẩm cho bà con.

Hóa ra, đó là một phần của công tác Hội thời đó, và dì nghiễm nhiên là một cán bộ Hội. Thời đó, chị em vào Hội còn thưa thớt, mỗi tối, dì phải bế đứa con út và dắt theo hai đứa con còn lại đến từng nhà vận động chị em. Đến nay, dì vẫn từng ngày miệt mài với vai trò cán bộ tổ Hội.

Nhung buoc chan khong moi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI