Những bước chân của Nguyễn Chí Linh

27/06/2018 - 12:21

PNO - Anh tự nhận mình là “kẻ ngoại đạo trong thế giới viết lách, chỉ viết những gì mình từng biết và hiểu trong ánh mắt một gã nhà quê”.

Vậy mà “gã nhà quê” đã đi qua hơn 90 nước ấy vừa cùng lúc xuất bản hai tập sách gây chú ý: (First News và nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM) và (Phương Nam Books và nhà xuất bản Thế Giới). Mỗi tác phẩm có một sức hút riêng.

Nhung  buoc chan cua Nguyen Chi Linh
 

Đã có rất nhiều sách du ký viết về nước Nhật, nhưng Bốn mùa trên xứ Phù Tang vẫn đầy quyến rũ, nhờ sự độc đáo của nó. Nguyễn Chí Linh bảo, anh đi du lịch là hòa mình vào đời sống của người bản xứ. Vậy nên, những trang viết của anh cứ đầy sức dẫn dụ, để người đọc phải mải mê theo tác giả qua từng nơi chốn, khám phá từng món ăn, ngược dòng về những giá trị cũ xưa.

Nhung  buoc chan cua Nguyen Chi Linh
 

Bốn mùa trên xứ Phù TangTrên con đường tơ lụa Nam Á chứa đựng rất nhiều thông tin, tư liệu lịch sử, các giá trị văn hóa… Ở nơi nào, tác giả cũng để tâm đến những kiến trúc cổ, những câu chuyện đằng sau các biểu tượng, kể cả hoài niệm của người dân địa phương về một vùng đất đã mất… Tất cả đều được ghi chép thành những trang viết vừa giàu cảm xúc vừa quyết liệt vừa trữ tình.

Điều khiến những bước chân của Nguyễn Chí Linh trở thành niềm ao ước, ngưỡng mộ của bao người trẻ thích xê dịch chính là anh đã dám đến những nơi mà nhiều người khác không dám. Chẳng hạn, anh đã chọn Afghanistan - nơi được mệnh danh là vùng đất chết, được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm, nơi mà anh chỉ chụp một bức ảnh cũng có thể bị bắt…

Những bước chân từ Bangladesh đến New Delhi, Kabul rồi xuôi về kinh đô Phật giáo Ấn Độ… không có nơi nào thiếu vắng sự nguy hiểm, lừa đảo, khó khăn, phiền phức. Nhưng cuối cùng, anh đã đến tất cả những vùng đất mang dấu tích của con đường tơ lụa; đứng trước nền đất hoang tàn từng là ngôi nhà lúc cuối đời của Osama bin Laden, để kể cho độc giả một câu chuyện rất khác cách mà báo chí quốc tế đã đưa tin về nhân vật này.

Nếu Nhật Bản hiện trên trang viết của Nguyễn Chí Linh qua những gì đẹp đẽ nhất thì con đường tơ lụa Nam Á lại chạm đến những bi thương từ lịch sử đến hiện tại. Nguyễn Chí Linh nói, anh mong tất cả những ai từng ước “mình cũng được đi như thế” đều sẽ thực hiện được những chuyến đi của đời mình. Nhưng nếu chưa thể đi, người đọc vẫn có thể theo Nguyễn Chí Linh trên những trang sách, để cùng khám phá một thế giới quá rộng lớn và cũng quá đẹp đẽ này.

Diệp Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI