Những bức tranh mang đến điều kỳ diệu cho bệnh nhân đột quỵ

27/09/2023 - 13:58

PNO - Nhờ vẽ tranh, bệnh nhân đột quỵ, sa sút trí tuệ, người bị tai biến... đã dần hồi phục vận động, lấy lại ngôn ngữ.

 

Sáng 27/9, Bệnh viện An Bình đã tổ chức buổi triển lãm tranh “Mang ý nghĩa vào cuộc sống”, tất cả các bức tranh đều do bệnh nhân bị đột quỵ, suy giảm trí nhớ, bệnh nhân mất ngôn ngữ,… vẽ nên
Sáng 27/9, Bệnh viện An Bình đã tổ chức buổi triển lãm tranh Mang ý nghĩa vào cuộc sống, tất cả các bức tranh đều do bệnh nhân bị đột quỵ, suy giảm trí nhớ, bệnh nhân mất ngôn ngữ… vẽ.
Hôm nay, 59 tác phẩm của 36 bệnh nhân đang điều trị phục hồi chức năng, phục hồi ngôn ngữ, trí nhớ,... tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình

59 tác phẩm của 36 bệnh nhân đang điều trị phục hồi chức năng, phục hồi ngôn ngữ, trí nhớ... tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình chứa đựng những câu chuyện cá nhân đầy xúc động. Mỗi bức tranh là một hành trình phục hồi, sự kiên trì, nỗ lực, khát vọng vượt qua bệnh tật của người bệnh.

Hai lần bị tai biến mạch máu não đã lấy đi đôi chân, tay phải, và tiếng nói của bà Trầm Mỹ Anh (56 tuổi, ở Q.5). Nhiều lần nghĩ đến việc phải nằm yên một chỗ, làm phiền con cháu trông giữ, dọn vệ sinh, bà Mỹ Anh nhiều lần khóc ngất, bà như muốn buông xuôi, cho đến khi gia đình xin bác sĩ cho bà đi học vẽ
2 lần bị tai biến mạch máu não khiến đôi chân, tay phải của bà Trầm Mỹ Anh (56 tuổi, ở Q.5) bị liệt, tiếng nói cũng mất. Nhiều lần nghĩ đến việc phải nằm yên một chỗ, làm phiền con cháu trông giữ, dọn vệ sinh, bà Mỹ Anh lại khóc ngất. Bà như muốn buông xuôi cho đến khi gia đình xin bác sĩ cho bà đi học vẽ.
Chị Lưu Quân Ngọc (con gái bà Trầm Mỹ Anh) cho biết: Từ khi mẹ tôi được đi học vẽ, được tiếp xúc với các cô chú cũng như mình, mẹ tôi mới lấy lại được tinh thần và dần bắt đầu chấp nhận tập vật lý trị liệu. Sau năm năm học vẽ, sức khỏe của mẹ đã hồi phục hơn, bây giờ mẹ có thể đứng lên đi lại vài bước, tự ăn uống, đi vệ sinh nên mẹ cũng đỡ tủi thân hơn. Tôi không ngờ học vẽ mang đến sự kỳ diệu như vậy
Chị Lưu Quân Ngọc (con gái bà Trầm Mỹ Anh) cho biết: "Từ khi mẹ tôi được đi học vẽ, được tiếp xúc với các cô chú cũng như mình, mẹ tôi mới lấy lại được tinh thần và dần bắt đầu chấp nhận tập vật lý trị liệu. Sau 5 năm học vẽ, sức khỏe của mẹ đã hồi phục hơn, bây giờ mẹ có thể đứng lên đi lại vài bước, tự ăn uống, đi vệ sinh nên mẹ cũng đỡ tủi thân hơn. Tôi không ngờ học vẽ mang đến sự kỳ diệu như vậy".
Chị Ngọc và bà Mỹ Anh ngắm nghía bức ảnh của bà trong buổi triển lãm. Bức tranh đôi chim tự do bay lượn trong vườn hoa oải hương đầy màu sắc như mơ ước của bà Mỹ Anh sẽ sớm hồi phục, tận hưởng cuộc sống
Chị Ngọc và bà Mỹ Anh ngắm nghía bức ảnh của bà trong buổi triển lãm. Bức tranh đôi chim tự do bay lượn trong vườn hoa oải hương đầy màu sắc như mơ ước của bà Mỹ Anh sẽ sớm hồi phục, tận hưởng cuộc sống.
Ông Trầm Đệ, hơn 70 tuổi (anh ruột bà Mỹ Anh) nhờ người chụp cho mình và tác phẩm. Ông cũng bị tai biến và may mắn biết đến phương thức trị liệu này nên khôi phục được tiếng nói rất nhanh. Thường ngày, ông hay động viên và tin tưởng em gái mình cũng sẽ phục hồi được tiếng nói
Ông Trầm Đệ, hơn 70 tuổi (anh ruột bà Mỹ Anh) nhờ người chụp cho mình và tác phẩm. Ông cũng bị tai biến và may mắn biết đến phương thức trị liệu này nên khôi phục được tiếng nói rất nhanh. Thường ngày, ông hay động viên và tin tưởng em gái mình cũng sẽ phục hồi được tiếng nói.
Anh Dũng (bên trái) đến với trị liệu bằng phương pháp vẽ tranh đã được 5 năm, hôm nay anh có 4 bức ảnh được triển lãm nên rất vui mừng. Anh vui vẻ mời mọi người và bạn cùng lớp vẽ đến xem tranh
Anh Dũng (bên trái) đến với trị liệu bằng phương pháp vẽ tranh đã được 5 năm. Trong buổi triển lãm, anh có 4 bức ảnh được sử dụng. Rất nhiều người bạn của anh đã đến chung vui cùng. 
Ngoài vẽ tranh, anh Dũng còn viết thư pháp bằng tay trái. Với tác phẩm Tâm cùng nội dung Mở tâm ra cho trọn tấm lòng, cho bình yên chảy trên dòng thế gian, anh Dũng mong muốn tất cả người bệnh nên cởi mở, chấp nhận thực tại và vượt lên bệnh tật để tìm niềm vui mới như anh
Ngoài vẽ tranh, anh Dũng còn viết thư pháp bằng tay trái. Với tác phẩm Tâm cùng nội dung "Mở tâm ra cho trọn tấm lòng, cho bình yên chảy trên dòng thế gian", anh Dũng mong muốn người bệnh nên cởi mở, chấp nhận thực tại và vượt lên bệnh tật để tìm niềm vui mới như anh.
Hơn 10 năm bắt xe từ Vũng Tàu đến Bệnh viện An Bình học vẽ tranh, hiện nay các bức tranh của bệnh nhân Lê Cao Nguyên (áo vàng) ngày càng sắc sảo, mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa. Ông là một trong những tác giả có nhiều tranh được triển lãm nhất. Hôm nay bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Hải Trường Giang (thứ 3 từ trái sang) - Giám đốc Bệnh viện An Bình cùng các thành viên trong gia đình đến để chúc mừng cho ông
Hơn 10 năm bắt xe từ Vũng Tàu đến Bệnh viện An Bình học vẽ tranh, hiện nay các bức tranh của bệnh nhân Lê Cao Nguyên (áo vàng) ngày càng sắc sảo, mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa. Ông là một trong những tác giả có nhiều tranh được triển lãm nhất. Hôm nay bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Hải Trường Giang (thứ 3 từ trái sang) - Giám đốc Bệnh viện An Bình cùng các thành viên trong gia đình đến để chúc mừng cho ông
Bất ngờ trước lời mời tham dự triển lãm tranh, chị Đoàn Nguyên Thùy (vợ bệnh nhân Phan Minh Đức) nghẹn ngào: Anh Đức đã mất nhiều năm nay, nên tôi rất bất ngờ khi đến đây, còn được thấy tranh của anh vẽ đang được trưng bày. Bức tranh gia đình sum vầy cũng là lần đầu tiên tôi được thấy. Không ngờ bệnh viện đã bảo quản bức tranh này suốt 8 năm qua
Bất ngờ trước lời mời tham dự triển lãm tranh, chị Đoàn Nguyên Thùy (vợ bệnh nhân Phan Minh Đức) nghẹn ngào: "Anh Đức đã mất nhiều năm nay, nên tôi rất bất ngờ khi đến đây, còn được thấy tranh của anh vẽ đang được trưng bày. Bức tranh gia đình sum vầy cũng là lần đầu tiên tôi được thấy. Không ngờ bệnh viện đã bảo quản bức tranh này suốt 8 năm qua".
Các bác sĩ, thân nhân, bệnh nhân và các bạn trẻ cùng chiêm ngưỡng tranh của bệnh nhân, tiến sĩ Lê Khánh Điền - Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình cho biết nhiều năm nay lớp Hội họa - Giao tiếp là nơi dành cho bệnh nhân đang phục hồi chức năng sau đột quỵ, hoặc những bệnh nhân gặp vấn đề về giao tiếp, người lớn tuổi bắt đầu có vấn đề về tuổi tác, suy giảm trí nhớ,... bệnh nhân không chỉ cải thiện được khả năng vận động, giao tiếp, tư duy mà còn có thêm niềm vui, tự tin, hy vọng trong cuộc sống
Các bác sĩ, thân nhân, bệnh nhân và các bạn trẻ cùng chiêm ngưỡng tranh của bệnh nhân. Tiến sĩ Lê Khánh Điền - Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình cho biết nhiều năm nay lớp Hội họa - Giao tiếp là nơi dành cho bệnh nhân đang phục hồi chức năng sau đột quỵ, hoặc những bệnh nhân gặp vấn đề về giao tiếp, người lớn tuổi bắt đầu có vấn đề về tuổi tác, suy giảm trí nhớ... Qua lớp học, bệnh nhân không chỉ cải thiện được khả năng vận động, giao tiếp, tư duy mà còn có thêm niềm vui, tự tin, hy vọng trong cuộc sống.
Tiến sĩ Điền cho biết: Có những bức tranh đôi khi không đẹp ở giá trị nghệ thuật, nhưng đẹp ở ý chí, nghị lực và những điều người bệnh muốn gửi gắm. Từ lớp vẽ này, nhiều người đã hồi phục một cách ngoạn mục, vực dậy tinh thần. Đặc biệt hơn, một số bệnh nhân đã khám phá được những năng khiếu tiềm ẩn của bản thân
Tiến sĩ Điền cho biết: "Có những bức tranh đôi khi không đẹp ở giá trị nghệ thuật, nhưng đẹp ở ý chí, nghị lực và những điều người bệnh muốn gửi gắm. Từ lớp vẽ này, nhiều người đã hồi phục một cách ngoạn mục, vực dậy tinh thần. Đặc biệt hơn, một số bệnh nhân đã khám phá được năng khiếu tiềm ẩn của bản thân".

Phạm An

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 
TIN MỚI

news_is_not_ads=