Những bức ảnh ma quái rùng rợn nhất thế giới

06/05/2017 - 06:30

PNO - Ở thế kỷ 21, khoa học vẫn chưa thể giải thích hết những hiện tượng siêu nhiên trên thế giới. Một số được lưu lại dưới dạng hình ảnh và dần trở thành bí ẩn không lời giải đáp.

Nhờ công nghệ hiện đại và các chương trình chỉnh sửa ảnh phức tạp, gần như mọi bức ảnh bí ẩn hoặc đáng sợ ngày nay đều bị buộc tội giả mạo.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trước vào thời chưa có Photoshop, một số hình ảnh đáng sợ cũ với những câu chuyện lạ thường vẫn tồn tại qua năm tháng.

Mỹ nhân trong giấc ngủ nghìn thu

Vào tháng 5/1947, Evelyn McHale, 23 tuổi, nhảy khỏi tầng 86 của toà nhà Empire State Building ở New York và rơi xuống mui chiếc limousine đỗ tại lề đường.

Cậu sinh viên nhiếp ảnh Robert Wiles chụp thi thể của McHale, chỉ vài phút sau cái chết của cô ấy, và bị sốc vì cơ thể cô gái vẫn còn nguyên vẹn một cách lạ thường, nếu xét đến chiều cao tòa nha.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Do đó, cái chết của Evelyn McHale đôi khi còn được gọi là trường hợp "tự tử đẹp nhất".

Bóng ma trên băng ghế nhà thờ

Năm 1975, Diane và Peter Berthelot thăm nhà thờ Worstead ở bắc Norfolk, Anh. Trong nhà thờ, Peter chụp tấm ảnh vợ ông đang ngồi cầu nguyện trên một trong những băng ghế của nhà thờ.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Nhưng khi rửa hình, họ phát hiện có một Con quái vật kì quái đang ngồi ngay sau Diane. Khi họ trở lại nhà thờ, vị thị trưởng địa phương nói với họ rằng đó là Bạch Nữ, linh hồn của một nữ tư tế vẫn luôn ám ảnh nhà thờ.

Người phụ nữ suy tư tại nghĩa trang

Năm 1991, một số thành viên của Hiệp hội nghiên cứu về ma tại Mỹ đến điều tra nghĩa trang Bachelor’s Grove, ngoại ô thành phố Chicago.

Nơi đây được coi là một trong những địa điểm bị ma ám nhiều nhất ở Mỹ với hơn một trăm báo cáo về các hiện tượng siêu nhiên khác nhau.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Một trong số các thành viên chụp loạt ảnh tại khu nghĩa trang không người vào thời điểm đó, nơi các thiết bị chuyên dụng khác của họ phát hiện “dấu hiệu bất thường”.

Kết quả khi bức ảnh được rửa, mọi người đều nhìn thấy hình ảnh một cô gái, trong bộ váy kiểu cổ ngồi trầm tư trên ngôi mộ.

Bóng ma trên cầu thang

“The Brown Lady” được cho là bức ảnh ma nổi tiếng và rõ ràng nhất từng chụp. Theo cư dân địa phương, đây là hình ảnh của phu nhân Dorothy Townshend, vợ của Charles Townshend, một vị đại tá ở Norfolk, Anh vào đầu những năm 1700.

Bóng ma của Dorothy thường dạo quanh các cầu thang gỗ sồi và nhiều khu vực khác của dinh thự Raynham Hall.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Vào đầu những năm 1800, vua George IV, khi ở tại Raynham, nhìn thấy bóng của một phụ nữ trong chiếc váy màu nâu đứng cạnh giường.

Chiếc bóng được nhìn thấy một lần nữa tại đại sảnh vào năm 1835 bởi Đại tá Loftus, trong ngày lễ Giáng sinh.

Bức ảnh nổi tiếng này được chụp bởi Captain Provand và Indre Shira vào tháng 9/1936; hai nhiếp ảnh gia được chỉ định chụp ảnh Raynham Hall cho tạp chí Life Country.

“Soái ca áo trắng” trên chiếc phi cơ

Bà Sayer và một số bạn bè đang đến thăm Trạm Không quân tại Yeovilton, Somerset, Anh vào năm 1987 khi bức ảnh này được chụp.

Họ nghĩ rằng chụp ảnh bà Sayer ngồi trên ghế trực thăng là một ý tưởng tuyệt vời. Không ai ngồi cạnh bà ấy trong lúc chụp, nhưng sau đó bức ảnh thể hiện một người trong chiếc áo sơ mi trắng tại ghế phi công.

Bà Sayer thuật lại với Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh về cảm giác lạnh lẽo khi ngồi vào băng ghế, dù đó là một ngày khá nóng.

Những hình ảnh khác chụp cùng lúc đều không thể hiện chàng “soái ca áo trắng” kia. Đáng chú ý là chiếc máy bay trực thăng trên từng được sử dụng trong chiến tranh Falklands.

Bóng ma ở băng ghế sau

Mabel Chinnery đến thăm mộ của mẹ cô vào một ngày năm 1959. Cô đã mang theo máy ảnh để chụp hình.

Sau khi chụp một vài bức ảnh ngôi mộ của mẹ, cô xoay máy ảnh một cách ngẫu nhiên về phía chồng, người đang chờ một mình trong xe, và bấm máy.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Khi rửa ảnh, hai vợ chồng quá ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đeo kính ngồi ở ghế sau của xe. Mabel Chinnery ngay lập tức nhận ra hình ảnh của mẹ cô, người mà họ đã đến viếng vào ngày đó.

Một chuyên gia về nhiếp ảnh kiểm tra bản gốc và xác định rằng đây không phải là một sự phản chiếu hay phơi sáng kép. “Tôi đánh cược danh tiếng của mình rằng hình ảnh trên hoàn toàn không qua chỉnh sửa,” vị chuyên gia lên tiếng.

Bóng ma trong buổi diễn thuyết

Bức ảnh này chụp vào ngày 16/11/1968 khi Robert A. Ferguson, tác giả của tạp chí Psychic Telemetry phát biểu tại một hội nghị về Tâm linh ở Los Angeles, California.

Bóng đen xuất hiện bên cạnh Ferguson được Robert xác định là anh trai, Walter, người đã chết năm 1944 trong Thế chiến II.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Thoạt nhìn, bức ảnh này có vẻ như là một kiểu chụp chồng ảnh hoặc thủ thuật phòng tối, nhưng bức ảnh này chụp bằng máy ảnh lấy liền Polaroid, khiến cho việc giả mạo khó có thể xảy ra.

Bàn tay ma quái

Hình ảnh chiếc tủ văn phòng kiểu Queen Anne xinh đẹp được chụp vào đầu thế kỷ 20 bởi Montague Cooper, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời bấy giờ thực hiện.

Thế nhưng Montague Cooper hoàn toàn không thể giải thích chiếc bóng màu trắng có hình dạng như bàn tay đang đặt lên trên chiếc tủ.

Nhung buc anh ma quai rung ron nhat the gioi (P.2)

Mọi người ngờ rằng đó chính là bóng ma của một trong những chủ nhân trước, còn lưu luyến không muốn rời xa chiếc tủ.

Tấn Vĩ (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI