Những bài hát Trung thu đưa người nghe về với tuổi thơ

20/09/2017 - 19:30

PNO - Vào đêm trăng rằm tháng 8, không chỉ trẻ em mà còn người lớn cũng nô nức xem múa lân và phá cỗ với những giai điệu rộn rã của các bài hát gợi nhớ tuổi thơ.

Thằng Cuội

Thằng Cuội là ca khúc được nhạc sĩ Lê Thương viết cách đây hơn 60 năm. Bài hát có ca từ mộc mạc, gắn với câu điển tích “thằng Cuội ngồi gốc cây đa” mà bất kỳ tuổi thơ nào cũng từng nghe qua, nhất là với những người lớn lên từ đồng quê xa lắc nào đó. Với hình ảnh ánh trăng, chú Cuội, tiếng dế… dù không ai “phân loại”, Thằng Cuội từ lâu là xem là bài hát trung thu không thể thiếu.

MV Thằng Cuội (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh):

Ra đời rất lâu là thế nhưng mãi cho đến năm 2015, khi đạo diễn chọn bài hát này đưa vào phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ca khúc mới bỗng dưng gây nên một cơn sốt. Khác hoàn toàn với các hoà âm phối khí trước, Thằng Cuội trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được hoà âm giản đơn, mộc mạc nhất có thể, chỉ với tiếng đàn guitar bởi nhạc sĩ Đỗ Thanh Lâm. Ngay cả người thể hiện bài hát cũng không phải một ca sĩ nổi tiếng nào đó mà là Ngọc Hiển – một giọng ca vô danh, đến từ một cô nàng hiện đang làm công việc văn phòng cho 1 công ty vận tải.

Cho đến hiện tại, phiên bản acoustic với tiếng hát Ngọc Hiển của Thằng Cuội là phiên bản được nghe nhiều nhất của ca khúc này.

Rock vầng trăng

Được sáng tác bởi nhạc sĩ Trần Thanh Tùng, Rock vầng trăng là một bài hát trung thu mà giai điệu đúng với tiêu đề bài hát – sôi động, nhanh, hiện đại… Trong bài hát, chú Cuội, chị Hằng, thỏ ngọc… xuất hiện, mang đến một sự hồi tưởng về vầng trăng tuổi thơ.

Ca khúc Rock vầng trăng với tiếng hát Quang Anh:

Hiện đại nhưng hoài cổ, mạnh mẽ nhưng trong veo… Rock vầng trăng chưa đựng những ký ức đã qua, để mỗi khi một “tết trung thu” về, đây là bài hát được sử dụng để nhắc nhớ.

Rock vầng trăng thường chỉ được thể hiện bởi các giọng ca nhí. Phiên bản “người lớn” hiếm hoi dường như chỉ có nhóm Mắt Ngọc thể hiện từ cách đây nhiều năm, khi nhóm còn là 1 nhóm ca của tuổi hoa niên. Bài hát này gần đây nhất được biết qua tiếng hát của Quang Anh – Quán quân Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên.

Chiếc đèn ông sao

Năm 1956, khi đang là giáo viên dạy nhạc tại tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc), nhạc sĩ Phạm Tuyên, với long nhớ nhà da diết đã ngồi xuống viết nên ca khúc Chiếc đèn ông sao. Với giai điệu tươi vui, Chiếc đèn ông sao như một lời ước về hoà bình, nhất là khi bài hát ra đời khi đất nước vẫn còn chiến tranh.

Xuân Mai hát Chiếc đèn ông sao:

Không chỉ thế, bài hát còn gợi người ta nhớ về thời tuổi thơ của mình. Chiếc đèn 5 cánh, nhiều màu trong bài hát là chiếc đèn trung thu mà nhiều thế hệ đã từng gắn bó.

Cho đến nay, Chiếc đèn ông saobài hát Trung thu không thể thiếu mỗi khi phá cỗ đêm trăng. Không chỉ thế, bài hát này với giai điệu “tùng rinh rinh” còn được dịch và in trong cuốn sách âm nhạc dành cho thiếu nhi Đức.

Chú Cuội chơi trăng

Được xem là bài hát thiếu nhi, nhưng Chú Cuội chơi trăng được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng hát. Cố nhạc sĩ An Thuyên đã mang chất dân ca Nghệ Tĩnh vào ca khúc này, bên cạnh những hình ảnh quen thuộc về cung trăng, chú Cuội…

Ca sĩ Bông Mai hát Chú Cuội chơi trăng: 

Có nhiều ca sĩ đã hát Chú Cuội chơi trăng nhưng chỉ riêng ca sĩ Bông Mai – con gái của cố nhạc sĩ – mới chuyển tải hết cái tình tứ và sự trong sáng của bài hát. 

Phương Quỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI