Nhọc nhằn nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”

23/01/2024 - 14:12

PNO - Dù chẳng đòi hỏi kỹ thuật, trình độ, song chẳng phải ai cũng theo được nghề cấy lúa thuê bởi phải cúi khom lưng cả ngày, đêm về ngả lưng cũng chẳng ngủ nổi vì đau ê ẩm.

Clip: Những người làm nghề cấy lúa thuê miệt mài lao động trên cánh đồng
Giáp tết Nguyên đán là cao điểm vụ cấy lúa Xuân ở Nghệ An. Những ngày này, nông dân trên các cánh đồng lúa đều tranh thủ khép kín diện tích cho kịp mùa vụ. Tuy nhiên, do máy móc chưa được phổ cập nên phần lớn việc gieo, hoặc cấy lúa ở Nghệ An vẫn đang chủ yếu dùng sức người. Đây cũng là thời điểm những người phụ nữ làm nghề cấy lúa thuê “cháy máy” do nhận không hết việc.
Giáp tết Nguyên đán là cao điểm vụ cấy lúa xuân ở Nghệ An. Những ngày này, nông dân trên các cánh đồng lúa đều tranh thủ khép kín diện tích cho kịp mùa vụ. Phần lớn việc gieo, hoặc cấy lúa ở Nghệ An vẫn đang chủ yếu dùng sức người. Đây là thời điểm những người phụ nữ làm nghề cấy lúa thuê nhận không hết việc.
Để thuận tiện cho công việc, hầu hết những người đi cấy thuê đều lập nhóm từ 4 - 6 người, nhận việc làm cùng nhau. Tuỳ vào khoảng cách xa hay gần, thợ cấy lúa được trả công 300.000 - 350.000 đồng mỗi ngày. Nhiều nhóm còn nhận khoán với giá 500.000 đồng mỗi sào.
Hầu hết những người đi cấy thuê đều lập nhóm từ 4 - 6 người, nhận việc làm cùng nhau. Tùy vào khoảng cách xa hay gần, thợ cấy lúa được trả công 300.000 - 350.000 đồng/ngày. Nhiều nhóm còn nhận khoán với giá 500.000 đồng/sào.
Dù nhận việc theo ngày hay khoán thì chủ ruộng đều phải có mặt, nhổ mạ buộc thành từng bó rải đều lên ruộng trước khi thợ cấy lúa đến làm việc.
Dù nhận việc theo ngày hay khoán thì chủ ruộng đều phải có mặt, nhổ mạ buộc thành từng bó rải đều lên ruộng trước khi thợ cấy lúa đến làm việc.
Dù ngày công khá cao nhưng khi vào cao điểm vụ cấy, nhiều gia đình có ruộng không dễ tìm được thợ cấy. Ông Trần Văn Đức (quê huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cho biết, do nhu cầu quá cao, ai cũng muốn cấy sớm cho kịp mùa vụ nên thời điểm này rất khó để thuê thợ cấy. “Nhà tôi có 8 sào ruộng, con cái đi học, đi làm ăn xa hết nên chúng tôi muốn thuê người làm cho kịp vụ mùa nhưng liên hệ mấy nhóm đều đã kín lịch nên đành phải tự cấy” - ông Đức nói.
Vào cao điểm vụ cấy, nhiều gia đình có ruộng không dễ tìm được thợ cấy. Ông Trần Văn Đức (quê huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) cho biết, ai cũng muốn cấy sớm cho kịp mùa vụ nên thời điểm này rất khó để thuê thợ cấy. “Nhà tôi có 8 sào ruộng, con cái đi học, đi làm ăn xa hết, chúng tôi muốn thuê người làm cho kịp vụ mùa nhưng liên hệ mấy nhóm đều đã kín lịch nên đành phải tự cấy” - ông Đức nói.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) nói rằng, thợ cấy lúa còn được biết đến là nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bởi cả ngày họ phải khom lưng kiếm tiền. Phần lớn những người làm nghề này đều là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trung tuổi. “Người trẻ đi làm công ty nó khỏe hơn nhiều. Chỉ có mấy người lớn tuổi như chúng tôi, không đi làm xa được mới phải chịu khó thôi” - chị Tuyết nói.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) nói rằng, thợ cấy lúa còn được biết đến là nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bởi cả ngày họ phải khom lưng làm việc. Phần lớn những người làm nghề này đều là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trung tuổi. “Người trẻ đi làm công ty nó khỏe hơn nhiều. Chỉ có mấy người lớn tuổi như chúng tôi, không đi làm xa được mới phải chịu khó thôi” - chị Tuyết nói.
Theo chị Tuyết, dù không đòi hỏi kỹ thuật, trình độ… song người đi cấy lúa thuê phải có sức khỏe tốt mới bám trụ được. Cả ngày phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng lại đau ê ẩm, mỏi gối. “Không có gì mệt như cấy lúa cả. Nhiều bữa về lưng đau ê ẩm ngủ không được. Nằm chưa hết đau sáng sớm lại phải dậy đi tiếp rồi” - chị Tuyết nói.
Theo chị Tuyết, dù không đòi hỏi kỹ thuật, trình độ… song người đi cấy lúa thuê phải có sức khỏe tốt mới bám trụ được. Cả ngày phải cúi khom lưng, chân tay ngâm dưới bùn nên tối về lưng đau, gối mỏi. “Không có gì mệt như cấy lúa cả. Nhiều bữa về lưng đau ê ẩm ngủ không được. Nằm chưa hết đau sáng sớm lại phải dậy đi tiếp rồi” - chị Tuyết nói.
Để tránh cái nắng thiêu đốt, nhiều người còn quấn thêm nhiều lớp áo sau lưng.
Để tránh cái nắng thiêu đốt, nhiều người quấn thêm nhiều lớp áo sau lưng.
Để đỡ chi phí xăng xe, thợ cấy lúa thường nhận việc ở những cánh đồng gần nhà. Chỉ khi nào những cánh đồng gần nhà hết việc, họ mới bắt đầu di chuyển đến những cánh đồng xa hơn, song thường trong khoảng cách 50km.
Để đỡ chi phí xăng xe, thợ cấy lúa thường nhận việc ở những cánh đồng gần nhà. Chỉ khi những cánh đồng gần nhà hết việc, họ mới di chuyển đến những cánh đồng xa hơn, song thường trong khoảng cách 50km.
Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần một tháng. “Vất vả hơn làm việc khác thật. Nhưng được cái mình thích thì làm, mệt thì nghỉ. Dịp này, nếu chăm chỉ cấy thuê đến tết cũng kiếm được 8-9 triệu đồng, đủ để trang trải cái tết” - chị Nguyễn Thị Bình (quê xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu) nói.
Nghề cấy lúa thuê mỗi năm chỉ có 2 vụ, mỗi vụ kéo dài gần 1 tháng. “Vất vả hơn làm việc khác thật. Nhưng được cái mình thích thì làm, mệt thì nghỉ. Dịp này, nếu chăm chỉ cấy thuê đến tết cũng kiếm được 8-9 triệu đồng, đủ để trang trải cái tết” - chị Nguyễn Thị Bình (quê xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu) nói.
Chị Cao Thị Luân (quê xã Quỳnh Giang) cho hay, dù vất vả là vậy, nhưng khi đã nhận lời thì họ phải làm việc hết mình để giữ uy tín và đảm bảo quyền lợi cho người thuê. Không những phải cấy đều tay, thẳng hàng mà còn phải cấy nhanh nữa.
Chị Cao Thị Luân (quê xã Quỳnh Giang) cho hay, dù vất vả nhưng khi đã nhận lời thì phải làm việc hết mình để giữ uy tín và đảm bảo quyền lợi cho người thuê. Không những phải cấy đều tay, thẳng hàng mà còn phải cấy nhanh nữa.
“Tuỳ vào giống lúa, nhưng thường thì mỗi bụi lúa chỉ cấy một cây mạ. Tuy nhiên, mỗi hàng như vậy chúng tôi lại cấy thêm vài bụi 2 cây mạ để sau này cây nào chết, bị ốc ăn chủ họ có thể chiết ra giắm vào được” - chị Luân nói.
“Tuỳ vào giống lúa, nhưng thường thì mỗi bụi lúa chỉ cấy 1 cây mạ. Tuy nhiên, mỗi hàng như vậy chúng tôi lại cấy thêm vài bụi 2 cây mạ để sau này cây nào chết, bị ốc ăn thì chủ có thể chiết ra giắm (giặm) vào” - chị Luân nói.
Sau khi ruộng được thợ cấy bàn giao, chủ ruộng dùng bao ni lông bao bọc quanh ruộng, đặt bẫy tránh bị chuột vào cắn phá.
Sau khi thợ cấy bàn giao ruộng, chủ ruộng dùng bao ni lông bao bọc và đặt bẫy để tránh chuột vào cắn phá.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI