Nhọc nhằn đời nữ “phu keo”

12/12/2024 - 06:26

PNO - Không có công việc ổn định, nhiều phụ nữ ở vùng cao Nghệ An gia nhập đội “phu keo” dù đây là công việc nặng nhọc và nhiều rủi ro.

Thời điểm này, đi dọc theo tuyến đường quốc lộ 48 từ huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu… (tỉnh Nghệ An), không khó để bắt gặp những đội “phu keo” hối hả làm việc. Với gần 170.000ha rừng keo nguyên liệu, nghề khai thác keo đang tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ ở vùng cao trong mùa khai thác keo.
Thời điểm này, đi dọc theo Quốc lộ 48 từ huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu… (tỉnh Nghệ An), không khó để bắt gặp những đội “phu keo” đang hối hả làm việc. Với gần 170.000ha rừng keo nguyên liệu, nghề khai thác keo đang tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng cao trong mùa khai thác keo.
Những người làm nghề thu hoạch keo thuê thường hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm từ 7-15 người. Họ đảm nhận thu hoạch theo hình thức khoán diện tích, khối lượng hoặc theo ngày.
Những người làm nghề thu hoạch keo thuê thường hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm từ 7-15 người, theo hình thức khoán diện tích, khối lượng hoặc theo ngày.
Mỗi người trong tổ thường được phân chia nhiệm vụ cụ thể từ chặt keo, tỉa cảnh, bóc vỏ keo… đến vận chuyển keo lên xe để chở ra điểm tập kết.
Mỗi người trong tổ được phân chia nhiệm vụ cụ thể từ chặt, tỉa cành, bóc vỏ cho đến vận chuyển keo lên xe để chở ra điểm tập kết.
Hơn 5 năm theo nghề “phu keo”, bà Trương Thị Thuyên (58 tuổi, trú xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp) cho biết, người cầm cưa thường là những thanh niên tráng khỏe, nhanh nhẹn, xử lý nhanh mọi tình huống có thể xảy ra. Công việc còn lại như bóc vỏ keo, tỉa cảnh và bốc vác keo được giao cho phụ nữ. Nghề này không đòi hỏi gì về kỹ thuật, song cần có sức khỏe tốt.
Hơn 5 năm theo nghề “phu keo”, bà Trương Thị Thuyên (58 tuổi, trú xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp) cho biết, người cầm cưa thường là thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn, xử lý nhanh mọi tình huống. Công việc còn lại như bóc vỏ, tỉa cành và bốc vác keo được giao cho phụ nữ. Nghề này không đòi hỏi về kỹ thuật, chỉ cần có sức khỏe tốt.
Họ thường bắt đầu công việc từ sáng sớm đến tận chiều tối, được trả công trong ngày từ 250.000-300.000 đồng/người. Nghề thu hoạch keo thuê hoạt động quanh năm, song nhiều nhất là từ tháng 7-12.
Họ thường bắt đầu công việc từ sáng sớm đến tận chiều tối, được trả công trong ngày từ 250.000-300.000 đồng/người.
Theo bà Thuyên, nghề “phu keo” cho thu nhập khá nhưng cũng rất vất vả và không ít rủi ro. Mùa hè, nắng nóng gay gắt cộng với gió Lào khiến nhiều người phải bỏ cuộc vì không trụ được. Mùa mưa thì cây keo bị ngấm nước, nặng và trơn trượt, rất dễ xảy ra tai nạn khi vận chuyển.
Theo bà Thuyên, nghề “phu keo” cho thu nhập khá nhưng cũng rất vất vả và không ít rủi ro. Mùa hè, nắng nóng gay gắt cộng với gió Lào khiến nhiều người phải bỏ cuộc. Mùa mưa thì cây keo bị ngấm nước, nặng và trơn trượt, rất dễ xảy ra tai nạn khi vận chuyển.
Chị Trương Thị Trinh (trú xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp) nói rằng, việc bị trầy xước, dẫm phải gai, té ngã chảy máu là chuyện thường với những người “phu keo”. “Cực nhất là khi trời mưa, rừng keo lại ở xa đường phải vận chuyển ra rất vất vả. Nếu không cận thận, trơn trượt gỗ rơi rất nguy hiểm” - chị Trinh nói.
Chị Trương Thị Trinh (trú xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp) cho biết, việc bị trầy xước, giẫm phải gai, té ngã chảy máu là chuyện thường với các “phu keo”. “Cực nhất là khi trời mưa, rừng keo ở xa đường phải vận chuyển ra rất vất vả. Nếu không cẩn thận, trơn trượt gỗ rơi rất nguy hiểm” - chị Trinh nói.
Để bóc vỏ cây keo nhanh và dễ dàng hơn, “phu keo” phải sử dụng tua-nơ-vít để tách vỏ.
“Phu keo” dùng tua-nơ-vít để tách vỏ cây keo nhanh và dễ hơn.
Ngoài máy cưa, rựa, dao… để thu hoạch keo, các đội “phu keo” còn phải chuẩn bị nước uống, sữa hay bánh kẹo và cơm để ăn nghỉ ngay tại rừng để tăng năng suất làm việc.
Các đội “phu keo” chuẩn bị nước uống, sữa hay bánh kẹo và cơm để ăn nghỉ ngay tại rừng nhằm tăng năng suất làm việc.
Nhiều khúc gỗ lớn, nặng phải cần đến 2, 3 phụ nữ hợp sức mới có thể đưa được lên xe.
Nhiều khúc gỗ lớn, nặng phải 2, 3 người mới có thể đưa được lên xe.
Vất vả là vậy, song nghề “phu keo” vẫn thu hút rất đông phụ nữ ở các xã vùng cao Nghệ An làm việc bởi công việc gần nhà, thu nhập cao. Sau một ngày làm việc cật lực, ai cũng thấm mệt, từng vạt lưng ai nấy đều ướt sũng mồ hôi song đó cũng là lúc họ trông chờ nhất khi được chủ trả tiền công.
Nghề “phu keo” tuy vất vả nhưng vẫn thu hút rất đông phụ nữ ở các xã vùng cao Nghệ An bởi công việc gần nhà, thu nhập cao.
Ngoài tiền công kiếm được, nhiều phụ nữ còn tranh thủ chặt các cành nhỏ chủ rừng bỏ lại mang về làm củi hoặc bán cho người có nhu cầu để tăng thêm thu nhập. “Các loại cành nhỏ bị bỏ lại rất nhiều trong rừng, hôm nào có sức thì chúng tôi tranh thủ ở lại chặt vài bó mang về phơi làm củi, hoặc bán cũng kiếm thêm được vài chục ngàn” - chị Trương Thị Trinh (trú xã Thọ Hợp) nói.
Ngoài tiền công kiếm được, nhiều chị em tranh thủ chặt các cành nhỏ chủ rừng bỏ lại mang về làm củi hoặc bán để tăng thu nhập. “Cành nhỏ bị bỏ lại rất nhiều, hôm nào có sức thì chúng tôi tranh thủ ở lại chặt vài bó mang về phơi làm củi, hoặc bán cũng kiếm thêm được vài chục ngàn” - chị Trương Thị Trinh (trú xã Thọ Hợp) nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI