Không chỉ là cơ quan rộng lớn nhất, bao phủ khắp bề mặt cơ thể, da còn thể hiện những cảnh báo sớm về sức khỏe. Hầu hết mọi căn bệnh đều biểu lộ thông qua da. Khi hệ thống bên trong hoạt động không bình thường, những dấu hiệu bất thường sẽ bắt đầu xuất hiện ra bên ngoài thông qua da.
1. Nhìn vị trí mọc mụn đoán bệnh
Mụn mọc phía trên chân mày
Theo y học Trung Quốc, mụn ở trán (trên chân mày) có nghĩa là bạn đang gặp các vấn đề về hệ thần kinh. Bạn có thể đang lo âu hoặc trầm cảm. Hãy thư giãn, ngủ ngon, dành thời gian với bạn bè và gia đình để xả stress, ngăn ngừa mụn, trả lại làn da tươi sáng.
Mụn trên trán
Mụn mọc trên trán cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề ở bàng quang và ruột già. Người bị mụn trên trán thường có hệ tiêu hóa kém và nhiễm trùng đường tiết niệu. Để hết mụn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa, nên chú ý đến chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà chua, quả anh đào, táo, chanh, trà xanh...
Mụn mọc xung quanh lông mày
Mụn mọc ở khu vực xung quanh và gần lông mày báo hiệu chức năng gan có vấn đề. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang có chế độ ăn uống sai lầm. Cần hạn chế ăn đồ ăn vặt, thức ăn chiên, các loại thực phẩm giàu chất béo, hút thuốc... Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và nước ép rau quả để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp gan phục hồi chức năng.
Mụn ở má
Các bác sĩ cho biết đôi má được liên kết với chức năng phổi. Những người hút thuốc và có vấn đề về phổi như hen suyễn, dị ứng đường hô hấp và viêm phế quản thì dễ bị mụn trên má. Để bảo vệ phổi, bạn cần dừng hút thuốc lá, tăng cường các thực phẩm bổ phổi.
Mụn trên mũi
Mụn trên mũi cho thấy bạn có thể gặp vấn đề về tim mạch như huyết áp cao và căng thẳng. Cholesterol cao ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Cần tránh những thực phẩm làm tăng mỡ máu gây cơn đau tim. Ăn thực phẩm lành mạnh làm giảm cholesterol và duy trì huyết áp bình thường.
Mụn gần miệng và cằm
Trứng cá xuất hiện ở miệng, cằm có liên quan đến dạ dày và ruột non. Khu vực cằm được liên kết với cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và thận. Xuất hiện mụn ở khu vực này cho thấy sự mất cân bằng nội tiết tố và táo bón. Ăn trái cây tươi và rau quả, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và nước ngọt để cải thiện tình trạng.
2. Nhìn sự thay đổi của làn da đoán bệnh
Da sẫm màu: Tiểu đường
Bệnh gai đen (canthosis nigricans) là tình trạng da bị biến đổi màu sắc thành màu sẫm, thường xuất hiện tại các nếp nhăn và nếp gấp trên da xung quanh háng, nách và cổ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tiểu đường tuýp 2 - căn bệnh có liên quan tới hàm lượng hormon insulin tăng cao (sự lưu thông insulin dư thừa trong máu có thể gây ra sự tăng trưởng bất thường trong tế bào da). Các bác sĩ da liễu đôi khi có thể chẩn đoán bệnh gai đen bằng cách quan sát da bạn. Bước tiếp theo bạn nên đi khám nội khoa để sàng lọc bệnh tiểu đường. Nếu kết quả là dương tính, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết về thay đổi lối sống và dùng thuốc để kiểm soát bệnh.
Da xỉn màu và khô
Thiếu omega-3Omega-3 được biết đến nhiều vì lợi ích đặc biệt của nó đối với sức khỏe như hỗ trợ chức năng não, giảm viêm và có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư và viêm khớp. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng với da như tăng cường các màng tế bào và điều tiết chu kỳ tế bào, để đảm bảo da duy trì nước và sự tươi sáng. Do vậy thiếu omega-3 có thể làm chậm chu kỳ tẩy da chết tự nhiên, kết quả là gây khô da, thậm chí là bong tróc. Cách tốt nhất để bổ sung omega-3 là từ chế độ ăn. Bạn nên ăn nhiều cá hồi, cá mòi, hạt lanh, quả óc chó và đậu nành, tất cả đều rất giàu axit béo.
Vùng da dưới chân sưng tấy, đổi màu: Suy tĩnh mạch
Khi máu lưu thông đến chân, tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm chúng quay trở lại điểm trung tâm của cơ thể là tim. Khi các tĩnh mạch không thể hoạt động tốt (không thắng nổi trọng lực để đẩy máu đi), máu sẽ bị dồn xuống phía dưới chân, gây ra tình trạng sưng phồng và tấy đỏ trên da. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nội khoa để biết được chính xác nguyên nhân khiến phần da dưới da bị thay đổi màu và sưng.
Vùng da đuôi mắt vàng: Máu nhiễm mỡ
Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có nước da ở vùng đuôi mắt màu vàng, y học gọi đó là “u vàng”. Còn chứng vàng da thường là biểu hiện bệnh tật ở hệ thống gan.
Những người có độc tố trong nước tiểu thường có biểu hiện da đen, khô và ngứa. Những người bị nấm và phát ban có tính hệ thống thì da thường có những đường vân như mạng nhện rất điển hình.
Da xuất hiện nhiều đồi mồi: Ung bướu
Người già mắc ung bướu trong một khoảng thời gian ngắn sẽ xuất hiện nốt đồi mồi dày đặc, lúc đó bạn càn phải kiểm tra xem có phải mình bị u ở các cơ quan nội tạng hay không. Ngoài ra, nhiều người có khối u ở các bộ phận như: mắt, mũi, cơ quan sinh dục sẽ có hiện tượng loét da, trên người có nhiều nốt. Với các căn bệnh liên quan tới máu thì ở da thường xuất hiện các nốt đỏ, vết thâm tím và nhờn.
Da sậm màu: Thận Addison
Trong bệnh suy nang thượng thận Addison, người bệnh có nước da sậm mầu nhất là ở các vùng phơi ra ánh sáng, nhưng cũng có ở lòng bàn tay, bàn chân, núm vú, nách, vùng cơ quan sinh dục. Bệnh do nang thượng thận tiết ra rất ít kích thích tố steroids nhưng có thể điều trị bằng cách bổ sung kích thích tố thiếu.
Mai Hoa