"Nhìn lại mình" qua vụ 14 giáo viên đình công

23/02/2014 - 10:53

PNO - PNO – Sự việc 14 giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục người khuyết tật TP.HCM (Sở GD&ĐT TPHCM) đình công, gây áp lực cho hiệu trưởng và lãnh đạo ngành giáo dục TP, yêu cầu điều chuyển một phó GĐ của trung tâm đi...

edf40wrjww2tblPage:Content

Các giáo viên đang trình bày bức xúc với ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP.HCM

Ở đây, chúng tôi chưa bàn đến khía cạnh ai đúng ai sai, khi chính Thanh tra Sở (sau buổi làm việc) với 14 giáo viên thực hiện đình công, cũng đã khẳng định với vị cán bộ quản lý của trung tâm: Chưa đủ cơ sở để kỷ luật vị cán bộ trên vì tất cả những gì giáo viên tố cáo vị cán bộ này chỉ là những lời nói gió bay không có bằng chứng.

Theo tập thể giáo viên, vị phó GĐ này từ khi được chuyển đến đã khiến nội bộ trung tâm trở nên xào xáo, mâu thuẫn và mất đoàn kết phát sinh, giáo viên luôn cảm thấy bất an, hoang mang đến mức không thể tiếp tục công việc.

Trả lời báo chí, đích thân giám đốc Trung tâm, ông Nguyễn Thanh Tâm đã chia sẻ: “Một tuần trước chị Trần Thị Thanh - Phó GĐ Sở GD&ĐT đã gọi điện cho biết hướng của Sở là sẽ chuyển bà Đàm Thị Tâm đi, nhưng phải chờ hết năm”.

Sự việc tuy đã lắng, giáo viên cũng đã đi dạy trở lại nhưng từ đây vỡ ra rất nhiều vấn đề.

Điều thứ nhất, đứng từ hiện tượng, sự việc trên có thể thấy, nguyên nhân vụ việc ít nhiều xuất phát từ bất đồng nội bộ. Nguyên nhân thứ hai chính là công tác quản lý và điều chuyển công tác cán bộ của Sở GD&ĐT đang có vấn đề.

Với một người có “tì vết” không ít như vị cán bộ quản lý kia (từng là PGĐ Trung tâm GDTX Q.Bình Thạnh năm 2011, trước khi bị điều chuyển qua làm giám đốc Trung tâm GDTX Q.8 năm 2012 rồi lại bị điều chuyển về TT Hỗ trợ phát triển giáo dục người khuyết tật TP.HCM). Thực tế ấy đặt ra dấu chấm hỏi lớn về năng lực quản lý, điều hành công việc, về ứng xử trong quan hệ với tập thể của vị cán bộ quản lý trên.

Chúng ta không thể phủ nhận và bác bỏ một thực tế rằng: có không ít cán bộ quản lý giáo dục ngoài cái bằng to, mối quan hệ… họ rất yếu kém về chuyên môn. Việc “ngồi nhầm” vị trí so với năng lực thực tế mình có là điều không hiếm ở bất cứ nơi đâu, trong một xã hội bị chi phối bởi hàng trăm mối quan hệ nhằng nhịt.

Hệ quả tất yếu sẽ là sự trì trệ, búc xúc và thiếu sự tôn trọng từ cấp dưới. Rồi đến một lúc nào đó, khi người quản lý lộ rõ sự yếu kém, lộ rõ cái tôi cá nhân lớn hơn cái chung của tập thể… ắt việc phản kháng là điều có thể nhìn thấy trước.

Nguyên nhân vụ việc dù có nằm ở khía cạnh và yếu tố nào, sự việc đình công vừa qua một lần nữa chỉ rõ “cái nếp” trong quản lý cán bộ đầy bất cập hiện nay của các ngành (không riêng gì ngành giáo dục, các ngành khác đều thế).

Dũng cảm và công tâm (không nể nang) trong kỷ luật, bố trí, điều động cán bộ; tôn trọng ý kiến của cơ sở… là việc mà lãnh đạo các bộ, sở, ngành nên làm. Vụ giáo viên đình công là một dịp để lãnh đạo các cấp, các ngành nhìn lại công tác cán bộ của mình; mỗi cá nhân lãnh đạo nhìn lại bản thân mình trong mối quan hệ với tập thể.

Tiến Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI