Nhìn lại mình qua hình ảnh hai "bảo mẫu"

20/12/2013 - 16:27

PNO - PN - Phẫn nộ, đau xót trước cảnh hai “bảo mẫu” ở nhóm trẻ gia đình Phương Anh đày đọa trẻ thơ là cảm xúc chung của cộng đồng Facebook những ngày qua. Nhưng đằng sau sự phản ứng tức thời ấy, nhiều người mẹ còn ân hận về...

edf40wrjww2tblPage:Content

TÔI CŨNG LÀ MỘT “BẢO MẪU” TỆ

Trên trang Facebook cá nhân mang tên PhiPhi Decor, người mẹ chia sẻ: “Sau khi bàng hoàng với những hình ảnh hai bảo mẫu bạo hành trẻ, tôi thẫn thờ vì đôi lúc cũng thấp thoáng hình ảnh ấy trong bản thân. Đó là những lần thiếu kiên nhẫn khi con ngậm hoài không nuốt, mẹ đã quát mắng, để con sợ mà nuốt; đó là những khi con không nghe lời, mẹ tỏ ra dữ dằn, làm “mẹ hổ” để con phải sợ hãi mà vâng lời. Clip đó như cảnh tỉnh tôi, để tôi nhìn lại mình. Hôm nay, tôi đã ôm con vào lòng mà hỏi: “Những lần mẹ dữ dằn, con có ghét mẹ không?”.

Dòng tâm sự của PhiPhi Decor nhận được nhiều đồng cảm. Người mẹ trẻ có nick Tuong Lam bình luận: “Có lẽ, về cơ bản, chị em phụ nữ chẳng phải hung dữ, nhưng áp lực công việc, sự mệt mỏi trong việc chăm lo gia đình khiến phụ nữ dễ cáu bẳn, mau nổi nóng. Không đến mức hành hạ trẻ con như hai bảo mẫu kia, nhưng vì nổi nóng mà các bà mẹ không làm chủ được bản thân và trở nên hung dữ hơn, thậm chí ác hơn với con trẻ”.

Một người mẹ khác có nick Thơm Điệu Đà viết: “Người Việt, xưa nay vẫn còn suy nghĩ “thương cho roi cho vọt”. Do đó, rất nhiều gia đình sử dụng phương pháp này để dạy con. Bản thân tôi cũng dùng roi đối với con. Trước khi đánh con, tôi đều giải thích cho con biết, tại sao phải dùng đến roi. Những lúc con phạm lỗi nhưng nhắc nhiều lần không khắc phục, tôi dùng roi như một cách để con ý thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng thực tế, việc phải dùng roi vọt chính là thất bại trong phương pháp giáo dục. Vì nếu bố mẹ giáo dục đúng, sẽ không cần đến roi để con cái hiểu và chia sẻ với mình. Khi phải dùng đến quyền lực làm bố mẹ, thì kỹ năng làm bố mẹ rất kém. Hình ảnh hai bảo mẫu bạo hành khiến tôi nhìn lại chuyện dạy con bằng roi của mình, và cố gắng hạn chế hơn nữa hành động này”.

Trên trang của Phương Mai, một cô giáo cấp II và là một bà mẹ trẻ có những dòng xúc động: “Xem xong clip bảo mẫu bạo hành trẻ, tôi đã chạy nhanh về nhà, ôm con vào lòng mà khóc. Hình ảnh đứa bé trai giàn giụa nước mắt, sao giống hình ảnh con trai của tôi những lúc bị mẹ bắt quỳ gối để hứng chịu cơn thịnh nộ của mẹ đến thế! Tôi đã bạo hành tinh thần con tôi bao nhiêu lần? Tôi cảm thấy xấu hổ với con và không dám lên tiếng mắng chửi hai bảo mẫu kia, bởi biết mình cũng là “bảo mẫu” tồi tệ”.

Nhin lai minh qua hinh anh hai

Giao diện Facebook Khanh Van PR. Tác giả này cho rằng, người mẹ có trực giác đặc biệt để bảo vệ con

ĐÂU RỒI TRỰC GIÁC?

Nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng đồng thuận rằng, trẻ có bị bạo hành hay không, người mẹ phải là người đầu tiên biết. Tác giả Khanh Van PR viết: “Người phụ nữ khi sinh ra đã có giác quan thứ sáu, đó là món quà mà thượng đế ban cho, để trái tim và trí óc người phụ nữ nhạy cảm hơn với cuộc sống này. Nếu người phụ nữ làm mẹ, giác quan thứ sáu của bà sẽ gắn chặt với những đứa con. Sau vụ bạo hành trẻ tại cơ sở Phương Anh và khi xem lời trần tình của những bà mẹ có con bị bạo hành, tôi sửng sốt. Mẹ đã làm gì khi con bị bạo hành ngày này qua tháng kia? Bản năng người làm mẹ ở đâu? Trực giác của mẹ và sự nhạy cảm mà chỉ đàn bà mới có đã biến đâu mất rồi? Trách chính quyền, trách hai người phụ nữ vô lương tâm hành hạ trẻ con, nhưng cũng phải trách các bà mẹ. Các chị không bảo vệ con mình thì trông chờ ai bảo vệ? Tại sao mấy tháng trời con chị không lên cân, con chị hoảng loạn, con chị khóc trong giấc ngủ trẻ thơ mà chị bỏ qua những dấu hiệu đó? Chỉ cần linh cảm có sự bất an thôi là chị phải kiểm tra ngay lập tức...”.

Cũng có ý kiến cho rằng, có thể trình độ nhận thức không cao, nên những người lao động bình dân thiếu độ tinh, độ sắc trong việc nhận diện vấn đề bất ổn đối với con. Nhưng không hẳn vậy, tác giả Khanh Van PR chia sẻ thêm: “Chị có bao giờ tâm sự với con? Có hỏi con “Hôm nay con học được gì? Hôm nay con ăn gì? Cô đút con ăn ra sao?”. Đừng đổ thừa cho sự hạn hẹp về hiểu biết xã hội, đừng đổ thừa cho việc thiếu thời gian hay thiếu tiền. Nếu chưa sẵn sàng thì đừng nên làm mẹ!

Một cô nuôi trẻ tâm sự với mình: “Chị biết không? Tụi em không sợ các bà mẹ hay tặng quà cho tụi em, mà rất sợ các mẹ quan tâm đến con và hung dữ”. Quan tâm đến con rất dễ, có thể bằng việc quan sát thái độ, kiểm tra mặt mũi chân tay và những câu hỏi mở sẽ giúp phụ huynh biết con mình có phải là nạn nhân của bạo lực, có e dè sợ hãi thầy cô, bạn bè hay những đứa lớp lớn hơn? Sự quan tâm sẽ khiến mẹ đặt hàng loạt câu hỏi với cô giáo về con khi đưa bé đến cũng như lúc đón bé về".

Quan sát và hỏi han con là kỹ năng cơ bản nhất mà phụ huynh cần thực hiện. Bà mẹ có nick Phương Thảo chia sẻ: “Buổi tối, khi đón con về, tôi nhìn cách con chơi, ăn, ngủ, để đoán xem ngày hôm đó của con như thế nào. Nếu con hào hứng, vui tươi thì tốt. Nếu con ủ rũ, cáu kỉnh hoặc cộc cằn, biếng ăn thì lựa lời hỏi thăm. Khi hỏi thăm con, tôi thường tách trẻ ra khỏi không gian chung, đến nơi nào chỉ có hai mẹ con và hỏi một cách khéo léo, để con dễ chia sẻ. Ai cũng biết là nên hỏi han, nhưng hỏi thế nào mới quan trọng, vì không đúng cách thì trẻ không chịu nói”.

Cùng quan điểm trên, bà mẹ có nick Cat Tương nhấn mạnh: “Các mẹ hãy để ý mà xem, trẻ độ tuổi mầm non rất thích nói, rất thích kể. Hãy buông điều khiển ti vi ra để ngồi bên con, hãy bớt thời gian dành cho Facebook để nắm bàn tay con mà gợi chuyện, đảm bảo trẻ sẽ kể hết những gì xảy ra ở lớp. Chứ như mình thấy, một số mẹ chăm chăm “đút” thêm tiền cho cô giáo và nghĩ như vậy là có thể yên tâm, đến lúc vỡ chuyện ra, lại hối không kịp”.

TRẦN TRIỀU 
(tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Làm mới tình cũ

    Làm mới tình cũ

    27-12-2024 06:15

    Thì ra tình già cũng cần chăm bón, cần tưới tắm để tình mãi xanh tươi như thuở ban đầu.

  • Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    26-12-2024 11:17

    Vành khăn lươn luôn được nội vấn chỉn chu giống như lời tri ân của nội dành cho phong tục truyền thống. Đó cũng là lời nội ngầm răn dạy con cháu.

  • Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    26-12-2024 06:11

    Bà Lý Thị Bình (81 tuổi, TPHCM) luôn cháy hết mình trong những điệu nhảy, từ điệu slow đến tango, rumba, chachacha…

  • Giả bộ nấu xà bần

    Giả bộ nấu xà bần

    25-12-2024 16:14

    Đó có lẽ là món ăn nhanh có lịch sử lâu đời nhất của đàn bà con gái miền Tây, nhưng sau này có lẽ món ấy chỉ còn trong lời kể.

  • Đưa mẹ đi chơi

    Đưa mẹ đi chơi

    25-12-2024 10:25

    Họ đã quyết định tạm gác lại nhiều thứ, dành thời gian đưa mẹ tham gia những chuyến du lịch đặc biệt.

  • Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    25-12-2024 06:47

    Trước khi muốn huấn luyện chồng, bạn phải quên đi nếp nghĩ “thâm căn cố đế” của bà và mẹ bạn là “không nên bắt đàn ông mó tay vào việc nhà”.

  • U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    24-12-2024 18:25

    Thay vì buồn vì đã già, hãy lạc quan đón nhận mọi thứ để cuộc sống thoải mái hơn, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

  • Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    24-12-2024 14:44

    Hễ cô gái nào bật đèn xanh và bày tỏ ý định nâng cấp tình bạn lên thành tình yêu là bạn ấy “tắt nguồn” và tránh mặt.

  • Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    24-12-2024 12:15

    Với những doanh nhân, gia đình là là điểm tựa và là nguồn cảm hứng, minh chứng cho giá trị sản phẩm họ mong muốn đem đến thị trường.

  • Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    24-12-2024 06:01

    Những ngày lễ, tết không áp lực sẽ là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ trong mỗi gia đình.

  • Mai ăn chi mẹ hè?

    Mai ăn chi mẹ hè?

    23-12-2024 19:21

    Ở trong gia đình với 4 thế hệ, việc nấu đúng với nhu cầu từng người sẽ khá vất vả, nhưng mẹ vẫn luôn chuẩn bị tươm tất.

  • Dạy con nghĩ tích cực

    Dạy con nghĩ tích cực

    23-12-2024 14:55

    Khi ta đổi cách nhìn nhận một vấn đề, dường như nó không còn là “vấn đề” nữa.

  • Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    23-12-2024 06:45

    Chỉ trong vòng 5 tháng, mẹ và 2 con đã chinh phục thành công 4 đỉnh núi và 1 đỉnh đèo có độ cao từ 2.860m đến 4.575m.

  • Già đi, là chúng ta còn may mắn

    Già đi, là chúng ta còn may mắn

    22-12-2024 16:06

    Tuổi già nhất định sẽ đến. Nếu chúng ta ứng xử với nó một cách tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ chủ động hơn, tích cực hơn.

  • Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    22-12-2024 07:07

    Bà xem sự tự do trong cuộc đời là một đặc quyền và ngày nào còn tự do, ấy mới là ngày đáng sống.

  • Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    21-12-2024 20:12

    Tôi hứa sẽ dưỡng mình thành người đàn bà nhiều nếp nhăn vui vẻ, không làm vướng bận hay phiền toái một ai...

  • Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    21-12-2024 10:17

    Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

  • Giáng sinh đa văn hóa

    Giáng sinh đa văn hóa

    21-12-2024 06:28

    Gần 10 năm ở châu Âu, với tôi là những trải nghiệm khá đặc biệt về Giáng sinh giữa các nền văn hóa.