Nhìn lại 4 tuần phong trào biểu tình ‘áo vàng’ quét qua nước Pháp

09/12/2018 - 15:44

PNO - Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tuyên bố sẽ "khôi phục sự thống nhất quốc gia", sau khi bạo lực tái diễn trong cuộc biểu tình cuối tuần lần thứ tư liên tiếp tại Paris.

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
Xe bọc thép được triển khai tại Khải Hoàn Môn, Paris.
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su trong cuộc biểu tình của những người "áo vàng" hôm thứ Bảy 08/12. Đây là một trong những động thái mới nhất nhằm kiểm soát bạo lực trong các cuộc biểu tình chống lại việc tăng thuế nhiên liệu và chi phí sinh hoạt cao.

Hơn 1.000 người đã bị bắt giam nhưng mức độ bạo lực đã giảm so với một tuần trước đó. Theo Thủ tướng Pháp, chính quyền vẫn phải "tiếp tục" các cuộc thảo luận với người biểu tình ôn hòa.

Ông nói thêm: "Không thể để cho bất kỳ sắc thuế nào gây nguy hại cho sự đoàn kết dân tộc. Bây giờ chúng ta phải xây dựng lại sự thống nhất quốc gia, thông qua đối thoại, thông qua hành động cụ thể và bằng cách ngồi lại với nhau".

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
Cảnh sát sử dụng vòi rồng để kiểm soát người biểu tình ở Paris.
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 

Bộ Nội vụ Pháp ước tính 125.000 người đã tham gia tuần hành trên khắp đất nước vào hôm 8/12. Gần 90.000 sĩ quan được triển khai, trong đó có 8.000 người ở Paris cùng với 12 xe bọc thép.

Khoảng 10.000 người xuống đường biểu tình ở thủ đô. Nhiều cửa sổ vỡ nát, xe hơi bị đốt cháy và các cửa hàng bị cướp phá.

Chiến thuật mới của cảnh sát là di chuyển nhanh chóng để phong tỏa khu vực và nhanh chóng bắt giữ những người gây rối. Bộ trưởng Nội vụ Barshe Castaner cho biết, nhờ cách làm này mà hạn chế được bạo lực gia tăng.

Chính phủ Pháp phần nào cảm thấy nhẹ nhõm vì mức độ đụng độ không quá tệ như dự đoán trước đó. Dù số vụ va chạm ở Paris còn rất đáng quan ngại, nhưng không dữ dội như tuần trước đó.

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình, đề phòng bạo lực leo thang.
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 

Phong trào biểu tình "áo vàng" xuất hiện từ tháng 5, khi một chủ doanh nghiệp mỹ phẩm sống ở vùng ngoại ô phía đông nam Paris tên là Priscillia Ludosky đưa ra bản kiến ​​nghị trên internet, kêu gọi giảm giá xăng dầu.

Priscillia Ludosky phân tích các yếu tố hình thành giá xăng, và lưu ý rằng thuế chiếm hơn một nửa chi phí nhiên liệu ở Pháp.

Bản kiến ​​nghị hầu như không được chú ý cho đến tháng 10, lượng chữ ký tăng vọt từ 700 đến 200.000 chỉ trong vài ngày.

Suốt vài tuần qua, truyền thông xã hội đã biến đổi cuộc biểu tình về giá nhiên liệu thành một chiến dịch đòi lợi ích nhóm và các nhu cầu khác nhau. Mục đích cốt lõi của phong trào hiện giờ là nêu bật sự thất vọng về nền kinh tế và suy giảm lòng tin của các gia đình lao động nghèo.

Những người tham gia biểu tình chủ yếu là những người thường xuyên sử dụng xe hơi để đi làm và chăm sóc gia đình, vì giao thông công cộng bị hạn chế.

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
Xe hơi là phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng nông thôn và các khu vực ngoại ô ở Pháp do thiếu mạng lưới giao thông công cộng.

Đó là tập hợp các chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà thầu độc lập, nông dân, công nhân xây dựng, y tá và tài xế xe tải. Họ sống và làm việc chủ yếu ở các thị trấn và vùng ngoại ô của Pháp, ven các thành phố lớn. Rất nhiều người trong số này có thu nhập chỉ vừa đủ chi tiêu.

Thu nhập trung bình vào năm 2016 tại Pháp là khoảng 1.700 euro mỗi tháng, nhưng điều đó có nghĩa là một nửa số người Pháp không cầm nổi số tiền trên về cho gia đình. Khoản thu nhập eo hẹp này còn dùng trả tiền thuê nhà, thực phẩm, tiện ích và quần áo, cũng như chi phí nhiên liệu.

Thuế nhiên liệu, dự kiến sẽ tăng vào tháng 01/2019. Nhiều người Pháp coi việc tăng thuế này là “giọt nước làm tràn ly”.

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
Ban đầu, phong trào biểu tình "áo vàng" yêu cầu giảm giá nhiên liệu, nhưng sau đó trở thành tiếng nói đòi lại lợi ích cho những người dân có thu nhập vừa và thấp tại Pháp.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​vào thứ Sáu 07/12 cho thấy sự ủng hộ đối với các cuộc biểu tình đã giảm, nhưng vẫn đứng ở mức 66%. Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm của Tổng thống Macron đã giảm xuống còn 23% trong cuộc khủng hoảng.

Đến nay, cuộc biểu tình gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Pháp. Theo Trung tâm Di tích Quốc gia, chỉ tính riêng chi phí sửa chữa Khải Hoàn Môn, bao gồm việc tẩy xóa các bức vẽ graffiti, khắc phục thiệt hại cho các cổ vật được giữ bên trong, có thể lên tới một triệu euro.

Chỉ khi nào chính phủ nỗ lực hơn nữa để tiếp cận với những người lao động nghèo, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà thầu độc lập và cho tất cả những người sống bên ngoài khu vực giàu có của Paris và các thành phố lớn khác, tình trạng bất ổn mới có thể lắng dịu.

Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 
Nhin lai 4 tuan phong trao bieu tinh ‘ao vang’ quet qua nuoc Phap
 

Những con số đáng chú ý trong bốn tuần qua:

- 17/11: 282.000 người biểu tình, một người chết, 409 người bị thương, 73 người bị giam giữ;

- 24/11: 166.000 người biểu tình, 84 người bị thương, 307 bị giam giữ;

- 01/12: 136.000 người biểu tình, 263 người bị thương, 630 bị giam giữ;

- 08/12: 125.000 người biểu tình, 118 người bị thương, 974 bị giam giữ.

Tấn Vĩ (Theo BBC, New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI