Khảo sát tại Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH (BDVH và LTĐH) Vĩnh Viễn (481/11 Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM) - một trung tâm có mức học phí vừa phải, cho thấy, nhận xét của PH là không quá lời.
Cụ thể, học phí cho khóa học dài hạn 1.000 tiết (kéo dài chín tháng) tại Trung tâm BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn là 4.500.000đ, tương đương với 4.500đ/tiết; còn mức thu cho khóa luyện thi cấp tốc hè một tháng là 1.000.000đ, tương đương 9.000đ/tiết. Như vậy, mức học phí tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành đắt hơn tại Trung tâm BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn. Và, càng đắt hơn khi các trung tâm BDVH và LTĐH bên ngoài phải thuê cơ sở và trả thù lao cho GV theo giá thị trường (250.000đ/tiết), còn trường học thì mọi hoạt động luôn trên tinh thần “vì HS thân yêu”, cũng không phải thuê cơ sở vật chất, và trả thù lao cho GV ở mức khiêm tốn (120.000đ/tiết).
Học phí ngoài giờ tăng cao khiến gây khó khăn cho nhiều phụ huynh học sinh - Ảnh: Phùng Huy
MẬP MỜ THU CHI
Không chỉ Trường THPT Nguyễn Tất Thành có mức thu cao mà rất nhiều trường cũng đang áp đặt một mức thu rất “khủng”. Mới đây, Trường THPT Bùi Thị Xuân có mức thu cho khóa hè kéo dài chưa đầy một tháng (14/7-10/8) lên đến 900.000đ (đối với HS khối lớp 12) và 720.000đ (khối 10 và 11). HS học năm buổi/tuần, mỗi buổi học năm tiết, tính ra mỗi tiết học HS phải đóng 7.200đ (khối 10 và 11) và 9.000đ (khối 12). Theo Ban giám hiệu nhà trường thì mức chi cho GV trực tiếp giảng dạy là khá cao, chiếm khoảng 55% (190.000đ/tiết), số tiền còn lại sẽ chi cho cơ sở vật chất, điện nước, quản lý, phúc lợi cho cán bộ GV, công nhân viên. Ban Giám hiệu trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết, việc học hè được tổ chức từ nhiều năm nay và vẫn giữ mức học phí ổn định, với mục đích giúp các em củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi ĐH, thi HS giỏi. Trường chủ trương nâng tỷ lệ đậu ĐH, hướng các em cố gắng đạt điểm thủ khoa, á khoa các trường.
Mức thu cao nhưng chi thù lao GV không thỏa đáng đang là nguyên nhân dẫn đến những thắc mắc, kiện cáo ở nhiều trường. Tại Trường THCS Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), tập thể 14 GV đang thắc mắc về 30% tiền DT HT không biết đi đâu, chi vào việc gì. Trước đó, tại Trường THCS Lam Sơn (Q.6) cũng nổi đình nổi đám với vụ tập thể GV kiện hiệu trưởng, trong đó có chuyện hiệu trưởng, hiệu phó không trực tiếp giảng dạy nhưng lại hưởng lương “khủng” từ tiền DT HT, còn GV trực tiếp đứng lớp lại được trả thù lao rất bèo bọt.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng đáng nói là cho đến thời điểm này, những quy định về việc thu chi từ hoạt động DT HT vẫn đang bị bỏ ngỏ. Trước đó, vào tháng 4/2008, liên sở Giáo dục - đào tạo và Tài chính có hướng dẫn 634/GDĐT-TC về mức thu và sử dụng tiền DT ngoài giờ tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP.
Theo đó, mức thu cho hoạt động DT ở bậc THPT là 2.000đ/tiết/HS. 80% nguồn thu sẽ chi thù lao GV trực tiếp giảng dạy; 15% chi quản lý, tổ chức HT, mua sắm tài liệu phục vụ; 5% trả tiền điện, nước, hao mòn tài sản phục vụ việc DT. Vì mức thu này đã quá lạc hậu, nên từ lâu các trường tự ý tăng. Đến đầu năm 2014, Sở GD-ĐT cũng đã bãi bỏ quy định trên. Trong thời gian chờ có quy định mới, các trường tự xây dựng mức thu và thỏa thuận với người học.
Tuy nhiên, trong quá trình “thỏa thuận” ấy, PH HS luôn ở thế bị động và thường không thể “lắc” trước “mức giá” nhà trường đưa ra. Đây là lý do khiến khoản tiền học ngoài giờ tại nhiều trường (thực chất là DT - HT) bị đẩy lên cao ngất. Khi bãi bỏ quy định cũ, Sở GD-ĐT cũng lưu ý rằng, phải thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng khoản tiền DT HT thu được cho phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị. Thế nhưng vì nhiều lẽ, lãnh đạo một số trường đã cố tình không thực hiện.
Ngày 21/11, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt Mehtar Tani Khadir (quốc tịch Algeria) 1 năm tù về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Nhiều loại cây trái chỉ được sử dụng tươi hoặc chế biến thủ công, nhưng khi “qua tay” của các chị, chúng trở thành hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.