PNO - Gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tiếp nhận nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng, thậm chí đã có trẻ bị sốc sốt xuất huyết tử vong.
Hơn một tuần qua, số lượng trẻ mắc sốt xuất huyết được đưa tới Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM đang tăng dần, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khi đã chuyển nặng, sốc sốt xuất huyết. |
Đa phần trẻ chuyển nặng, có chỉ định nhập viện, trong đó có cả trẻ ở TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. |
Cha mẹ các bé cho biết, do lo ngại COVID-19 nên cố gắng hạ sốt và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ, đến khi thấy con quá mệt mỏi, đưa trẻ đến bệnh viện mới biết bé bị sốt xuất huyết. |
Trẻ mắc sốt xuất huyết rải rác ở nhiều độ tuổi, nhiều trẻ khi đến bệnh viện đã vào giai đoạn nặng, sốc sốt xuất huyết. |
Chăm sóc con trai tại bệnh viện, chị Thanh Tuyền cho biết: "Ban đầu con tôi than mệt, nhức đầu, tôi đưa bé đi bác sĩ khám. Bác sĩ nói bé bị viêm họng và cho thuốc về uống, hai ngày sau bé sốt cao hơn, không hạ, tôi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám lại, bác sĩ nói con tôi bị sốt xuất huyết có thể biến chứng, phải nhập viện theo dõi". |
Có trẻ bệnh quá nặng phải thở oxy, trẻ nôn ói nhiều, chán ăn, quấy khóc. |
Bác sĩ Nguyễn Đình Quy - Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM - cho biết: “Hiện tại, nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết nhập viện muộn, trẻ mắc bệnh nặng tăng nhiều hơn so với mọi năm. Tại khoa, có 60-70% trẻ bệnh nhẹ, trẻ bệnh nặng chiếm 20-30% và tỷ lệ phải lọc máu là 2-3%”. |
Một bé trai rơi vào sốc sốt xuất huyết, tổn thương gan trên nền bệnh béo phì, phải lọc máu điều trị. Trong tuần này, mỗi ngày, số trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tăng gấp 2 lần so với tuần trước. Tỷ lệ trẻ bị sốt vì mắc sốt xuất huyết cũng tăng. |
Bác sĩ Quy cho biết, bệnh cảnh sốt xuất huyết năm nay khác hơn so với mọi năm là bệnh nhi nhập viện muộn, qua quá trình khai thác bệnh sử, bác sĩ nhận thấy đa phần phụ huynh đều lo ngại COVID-19 nên không đưa con đi khám bệnh, đến khi trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ, co giật, thậm chí là nôn ra máu, gia đình mới đưa trẻ đến bệnh viện. |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gần đây đã liên tục tiếp nhận các bệnh nhân đột quỵ. Số ca đột quỵ có xu hướng tăng so với cùng kỳ.
Theo Cục An toàn thực phẩm, trong số 80 người tham dự ở một trung tâm hội nghị tại Hà Nội, 14 người phải nhập viện và 2 người tử vong.
4 nạn nhân sống sót trong vụ phóng hỏa quán cà phê tại Hà Nội có phổi bám đầy muội đen và tổn thương nặng.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận tại buổi gặp mặt báo chí vào chiều 20/12.
Các y bác sĩ trẻ mang đến những món quà đặc biệt cho bệnh nhi ung bướu nhân dịp lễ Giáng sinh.
Sáng 20/12, lãnh đạo, phòng CTXH của BV Nhi Đồng 1 TPHCM phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tiệc Giáng sinh cho các bé đang điều trị nội trú.
Nâng mũi bằng chỉ ở spa, 3 tháng sau, mũi cô gái bắt đầu sưng đỏ, mưng mủ và thủng, sống mũi bắt đầu lộ ra các sợi chỉ.
Trong những năm gần đây, BioAmicus đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt Nam.
Bên cạnh yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức cũng là tác nhân thúc đẩy bệnh tự miễn khởi phát.
Nếu theo dõi từ 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải đi khám.
Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương bệnh viện đa khoa hiện đại tại quận 8, TPHCM.
84 công nhân ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu được xác định do ngộ độc thực phẩm, nghi do Histamin có trong mẫu cá bạc má chiên.
Sáng 19/10, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết vừa ghép tủy đồng loại cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh.
Bé trai 2 tháng tuổi ở Yên Bái xuất hiện sẩn đỏ rải rác ở mông sau đó tiến triển thành các mảng, bọng nước, lan dần khắp tay chân, cổ.
Trong 4 nạn nhân của vụ cháy quán cà phê “hát cho nhau nghe”, có 2 người đang trong tình trạng sức khoẻ diễn biến xấu do bị ngạt khói.
Lợi ích nhận thức cấp tính của hoạt động thể chất không chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ mà còn kéo dài đến ngày hôm sau.
Bị cốc nước sôi đổ lên tay, bé 13 tháng được người thân đưa tới nhà thầy lang đắp thuốc, khiến vết bỏng bị tổn thương nặng kèm nhiễm khuẩn.
Đau cột sống thắt lưng mạn tính, cụ bà 85 tuổi thường xuyên tự mua thuốc điều trị, trong đó có thành phần giảm đau, gây tác dụng phụ nguy hiểm.