Nhiều bệnh nhân ung thư rơi vào giai đoạn trễ vì chẩn đoán thiếu sót

30/11/2017 - 14:30

PNO - Nhiều bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội, TP.HCM đã thiếu sót trong chẩn đoán ung thư bàng quang (ung thư bọng đái) khiến người bệnh mất cơ hội điều trị khi ung thư ở giai đoạn sớm.

Những thiếu sót này ảnh hưởng lớn đến việc điều trị đúng mức và tiên lượng thời gian sống còn của bệnh nhân. Những thông tin này được báo cáo tại hội thảo Phòng chống ung thư TP.HCM lần 20, diễn ra tại TP.HCM.

Tái phát bệnh đáng tiếc

Điển hình là trường hợp của ông Nguyễn Thiên T. 66 tuổi; vì bác sĩ chẩn đoán thiếu sót nên bệnh ung thư rơi vào giai đoạn trễ. Cụ thể, vào tháng 11/2016, ông T. được Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phát hiện bị bướu bàng quang. Bệnh nhân đã được thực hiện cắt đốt nội soi và kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận: Ông T. bị “ung thư tế bào chuyển tiếp biệt hóa kém”. Tuy nhiên, bác sĩ lại không định được khối bướu đã xâm lấn cơ hay không.

Do đó, đến tháng 2/2017, khối bướu tái phát nên ông T. đến Bệnh viện Bình Dân TP.HCM khám lại. Qua siêu âm, chụp CT scan; các bác sĩ phát hiện khối bướu tái phát đã thâm nhiễm ra mô mỡ cạnh bàng quang, chèn ép miệng niệu quản làm ứ nước ở thận trái.

Ngay lập tức, bệnh nhân được mổ cắt bàng quang. Trong lúc mổ, các bác sĩ phát hiện thành bàng quang dính chặt vào mô lận cận, không thể cắt tận gốc mà chỉ cắt làm sạch và đưa 2 niệu quản ra da.

Với trường hợp này, các bác sĩ báo cáo tại hội thảo cho rằng, nguyên nhân do Bệnh viện Đại học Y Dược đã gửi giải phẫu bệnh không đúng quy cách, trả lời kết quả cũng không xác định xem có xâm lấn cơ hay không. Hậu quả, bệnh nhân không được điều trị sớm như ung thư bàng quang xâm lấn cơ nên dẫn đến tiến triển bệnh ở giai đoạn muộn.

Nhieu benh nhan ung thu roi vao giai doan tre vi chan doan thieu sot
 

Tương tự, ông Mai Xuân Ch. 61 tuổi bị tiểu ra máu nên tìm đến Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo (Medic) thăm khám. Tại đây, các bác sĩ cũng thực hiện nội soi sinh thiết và ghi nhận ông bị “ung thư tế bào chuyển tiếp độc ác cao”.

Thế nhưng, sau đó bệnh nhân tự đến Bệnh viện Bình Dân điều trị. Các bác sĩ tại đây cho biết, việc nội soi sinh thiết một mẫu nhỏ bướu không đủ để xác định đúng bệnh. Do Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo (Medic) không chẩn đoán có xâm lấn hay không nên không thể đánh giá được mức độ của bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp.

Các bác sĩ buộc phải sinh thiết lại và giải phẫu cùng lúc 3 mẫu bệnh phẩm gồm: khối bướu chính, rìa bươu và đáy bướu. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị ung thư bọng đái nhưng biệt hóa vừa, độ ác thấp, nhưng rìa bướu cũng có tế bào ác, chân bướu có cả tế bào ác xâm lấn cơ và đưa ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân.

Nhieu benh nhan ung thu roi vao giai doan tre vi chan doan thieu sot
 

Không chỉ có Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo mà nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM đều rơi vào tình trạng này, đáng tiếc khi nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm lại rơi vào ung thư bàng quang giai đoạn cuối.

Nghiên cứu này đã được PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân, khoa Niệu, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM khảo sát trên 30 trường hợp ung thư bàng quang từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2017, tại các bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam như: Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Trung tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp này không được cắt đốt nội soi sinh thiết đúng cách, không được bác sĩ phẫu thuật gửi mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh đúng cách. Do đó, kết quả giải phẫu thuật bệnh đã không thực hiện đúng yêu cầu để xác định ung thư bàng quang là chưa xâm lấn cơ hay đã xâm lấn cơ.

Phó giáo sư Nguyễn Văn Ân phân tích: Bướu bàng quang được chia làm 2 nhóm chính: không xâm lấn cơ và xâm lấn cơ; trong đó dạng bướu không xâm lấn cơ chiếm 75% ca trong tổng số các ca bướu bàng quang. Dù bướu bàng quang không xâm lấn hay xâm lấn cơ, thì phương pháp cắt đốt nội soi bướu được xem là thủ thuật ngoại khoa thiết yếu để chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và điều trị cho phần lớn các bướu bàng quang.

Nhieu benh nhan ung thu roi vao giai doan tre vi chan doan thieu sot
Một ca mổ ung thư bàng quang tại Bệnh viện Bình Dân TP.HCM

Tuy nhiên, cần phổ biến cách thức cắt đốt nội soi sinh thiết, cách gửi mẫu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh đúng đắn. Cần điều chỉnh cách đọc kết quả giải phẫu bệnh, cần có sự phối hợp giữa các bác sĩ niệu học và bác sĩ giải phẫu bệnh để cải thiện tình hình chẩn đoán ung thư bàng quang không xâm lấn cơ ở Việt Nam hiện nay.

Chính vì những nguyên nhân này nên nhiều bệnh nhân sẽ bị bỏ sót và tái phát ung thư rất nguy hiểm. "Tôi luôn khuyên phẫu thuật viên nên ghi chú xem bệnh phẩm có lớp cơ bàng quang không? Và xin xác định có tế bào ác tính xâm lấn lớp cơ hay không?”. Và khi gửi mẫu bệnh phẩm phải chia làm 3 lọ gồm: khối bướu chính, rìa bướu cùng với vị trí nghi ngờ có thể sót và đáy bướu" – PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân chia sẻ.

Lê Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI