PNO - Sau nhiều tháng có mặt tại những điểm nóng nhất trong “trận chiến” COVID-19 tại Việt Nam, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á ra mắt cuốn sách ảnh mang tên “Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19”.
Có những nghệ sĩ thích thử thách bản thân với đề tài khó vì khi làm được, cảm giác chiến thắng chính mình vui sướng hơn gấp vạn lần, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á là người như thế.
Từ tháng 2, khi dịch bệnh bắt đầu bùng lên, sau thoáng chốc nghĩ suy, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á quyết định bắt đầu hành trình đến những điểm nóng trong “trận chiến” chống COVID-19 tại Việt Nam. Ngày quyết định ghi lại bằng hình ảnh những thời khắc đặc biệt tại thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM... và nhiều điểm đang nỗ lực chống dịch khác, Nguyễn Á gặp không ít trở ngại.
Công tác vận chuyển đồ ăn của các cán bộ phục vụ tại khu cách ly, 3 lần/ngày (sáng, trưa và chiều), ảnh được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chụp ngày 3/6/2020. |
Về trở ngại cá nhân, hành trình của anh là hành trình đơn độc, anh giấu gia đình chuyến đi mà bản thân sắp thực hiện nên nếu phải cách ly tập trung hay xấu hơn là mắc bệnh thì không chắc, người thân sẽ lo lắng như thế nào.
Về khách quan, việc “tác chiến” tại những địa điểm dịch bệnh đang diễn tiến khó lường, nếu không là phóng viên thuộc cơ quan báo chí, hay nhân viên thuộc ngành y tế mà chỉ với tư cách một nhiếp ảnh gia thì không được tạo điều kiện.
Xác định khó khăn về mặt pháp lý, Nguyễn Á liên tục gửi đi những công văn xin phép, kèm theo đó là những cuốn sách ảnh đã từng ra mắt của anh để cơ quan/đơn vị quản lý hiểu rằng, những bức ảnh thực hiện tại những điểm nóng dịch bệnh sẽ được anh sử dụng đúng mục đích.
“Tôi đã bắt đầu dấn thân vào “cuộc chơi lớn COVID-19” từ khi thế giới vẫn còn chưa hết bàng hoàng vì sự xuất hiện của “nó”. Có lẽ trong cuộc đời cầm máy đến nay, và đã là tập sách thứ 13, tôi vẫn không ngờ quãng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2020 lại quá đáng nhớ đến vậy.
Ngay từ khi bắt tay thực hiện, xác định con đường sẽ rất dài và khó khăn nên tôi luôn tự nhủ mình phải thật cẩn thận, kiên nhẫn, bình tĩnh và tranh thủ “đánh nhanh, rút gọn” khi tiếp cận các “ổ dịch” để tránh các rủi ro có thể xảy ra” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chia sẻ.
Đây là cuốn sách ảnh thứ 13 của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á. |
Cuốn sách tập hợp hơn 400 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á thực hiện tại nhiều địa điểm trên cả nước, trong những thời khắc đặc biệt. Nếu xem qua bố cục, cách sắp xếp các bức ảnh, cách viết chú thích ảnh, dễ thấy Nguyễn Á đã dụng công nhiều trong khâu thiết kế nhưng để ra mắt độc giả, Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trải qua 8 lần chỉnh sửa khác nhau, bởi không chỉ hình ảnh phải đẹp, thời sự mà thông tin đi kèm cũng phải chuẩn xác.
Trong sách, cùng với hình ảnh chất lượng, còn có nhiều bài viết của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành – những người trực tiếp tham gia vào tuyến đầu của trận chiến chống COVID-19 lịch sử, cũng được đăng kèm.
Đối với nhiếp ảnh gia Nguyễn Á, điều đáng tiếc nhất của cuốn sách ảnh lần này là việc anh không thể xuất hiện tại Đà Nẵng khi đợt dịch thứ 2 bùng phát. Anh tiếc vì không thể chụp lại những khoảnh khắc đội ngũ y, bác sĩ chạy đua để chống dịch cũng như chứng kiến cuộc sống của người dân tại thành phố biển thay đổi ra sao khi nơi đây trở thành tâm dịch.
"Những ngày cuối tháng 7, khi quá trình thiết kế quyển sách này bước vào giai đoạn hoàn thiện là lúc tôi hay tin lại thêm một đợt dịch COVID-19 mới bùng lên, và lần này là thành phố Đà Nẵng... Tôi đã tìm nhiều cách để đến Đà Nẵng tác nghiệp nhưng đều thất bại. Đây là một trong những yếu tố khách quan khiến tôi không thể thực hiện được ý định của mình. Vậy là... không thể có một bộ ảnh trọn vẹn vì thiếu đi những khoảnh khắc chống chọi với dịch COVID-19 của đồng bào mình tại khu vực miền Trung, có cả Quảng Nam và Quảng Ngãi vào giờ chót" - nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chia sẻ thêm.
Là trường hợp đặc biệt sinh con trùng đợt cách ly tập trung do dịch COVID-19, sản phụ Cao Thị Viên (25 tuổi, ngụ huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình) được chẩn đoán sinh vào ngày 8/6, tuy nhiên chị đã chuyển dạ vào ngày 1/6. Khi được đưa vào Bệnh viên Đa khoa Quảng Nam, chị Viên đã hạ sinh bé gái nặng 3kg. |
Những tiếc nuối của chủ nhân cuốn sách cũng dễ hiểu khi Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 được xem như cuốn tư liệu quý về một thời khắc lịch sử của người dân Việt Nam. Do đó, chỉ cần thiếu một khoảnh khắc, không khác nào là khoảng trống mênh mông khó lấp đầy.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống COVID-19 là một cuộc chiến dài, đầy khó khăn nên có được cuốn sách này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á phải trải qua một hành trình cũng chông gai không kém. Xét trong điều kiện nhiều trở ngại về ngoại cảnh và tác giả phải tác nghiệp độc lập, Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đã ghi lại tương đối đầy đủ, bắt được nhiều khoảnh khắc đắt giá đầy ấn tượng.
Ngày 12/9, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á sẽ có buổi giao lưu, ra mắt sách tại Nhà Văn hoá Thanh niên TPHCM và ngày 19/9, tổ chức ra mắt tại Hà Nội. Tại buổi giao lưu tại TPHCM, ngoài nhiếp ảnh gia Nguyễn Á còn có sự tham gia của nhiều bác sĩ từng tham gia trong tuyến đầu chống dịch và một số cá nhân, nghệ sĩ có tham gia chống dịch bằng các sản phẩm nghệ thuật như Khắc Hưng, Quang Đăng...
Một số hình ảnh trong sách:
Khoảnh khắc lúc 15g10 ngày 29/7/2020, chuyến bay VN5022 của Vietnam Airlines (do TS.BS Thân Mạnh Hùng làm trưởng đoàn) chở phi hành đoàn và 3 bác sĩ, điều dưỡng nhận nhiệm vụ đưa nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ Guinea Xích đạo đã về đến Việt Nam an toàn. |
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á lặn lội đến nhiều nơi trên đất nước để ghi lại mọi khoảnh khắc sinh hoạt, lao động của người dân trong đại dịch. Hình ảnh trên được chụp tại một chốt kiểm soát của các chiến sĩ đồn Biên phòng Tả Gia Khâu trong một khu rừng sâu giáp biên giới Trung Quốc, vào chiều ngày 9/2/2020. |
Khoảnh khắc em bé chào đời trong đại dịch COVID-19 tại khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). |
Hình ảnh nhạc sĩ Khắc Hưng - người nổi tiếng với ca khúc Ghen Cô Vy cũng được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đưa vào sách ảnh như một phần không thể thiếu khi cả nước - trong đó bao gồm giới văn nghệ sĩ, cũng tham gia chống dịch trên mọi mặt trận. |
“Tinh thần Việt và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là quyển sách ảnh có một không hai, được tác nghiệp trong hoàn cảnh đặc biệt rất nhiều năm mới có một lần, nóng hổi đậm đà chất liệu thời sự nhưng không kém phần nghệ thuật, đồng hành máu thịt với cuộc sống của toàn dân” - Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam – Lê Xuân Thăng. |
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.
Nhiều cây bút còn ở độ tuổi hoa niên đã và đang góp phần vẽ nên những gam màu tươi sáng cho văn đàn trẻ.
Festival đã trở thành mối quan tâm chung của người Huế, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, từ học sinh, sinh viên đến các tiểu thương…