Nhiếp ảnh gia gốc Việt và hồi ức trên dòng sông Mê Kông

22/05/2021 - 18:43

PNO - Nhiếp ảnh gia gốc Việt Lâm Đức Hiền đi 4.200km dọc sông Mê Kông và kể chuyện dòng sông qua triển lãm “Mê Kông - chuyện đôi bờ”, từ ngày 14/5 đến ngày 11/6 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.

Triển lãm do Matca giám tuyển và diễn ra trong khuôn khổ chương trình Photo Hanoi ‘21 do Viện Pháp tại Hà Nội - L’Espace khởi xướng nhằm kết nối công chúng với những khía cạnh đa dạng của nhiếp ảnh.

 

Triển lãm là hành trình lần về những ký ức tuổi thơ và diễn giải ý nghĩa của con sông Mẹ với cư dân sinh sống bên bờ của tác giả.
Triển lãm là hành trình lần về những ký ức tuổi thơ và diễn giải ý nghĩa của con sông mẹ với cư dân sinh sống bên bờ của tác giả. 

 

Tác giả nói: “Dòng sông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết. Trong tiếng Lào và tiếng Thái, “Mê Kông” có nghĩa là mẹ của các dòng sông – thật trùng khớp với câu chuyện của tôi, đứa trẻ được bà và các dì nuôi nấng. Thay vì lần theo lịch sử, tôi muốn thể hiện sông Mê Kông qua góc nhìn của người dân nơi đây, cách họ đang sống, hoạt động kinh tế, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản ngày nay” - Ảnh: Lâm Đức Hiền

 

Tác giả nói: “Dòng sông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết. Trong tiếng Lào và tiếng Thái, “Mê Kông” có nghĩa là mẹ của các dòng sông – thật trùng khớp với câu chuyện của tôi, đứa trẻ được bà và các dì nuôi nấng. Thay vì lần theo lịch sử, tôi muốn thể hiện sông Mê Kông qua góc nhìn của người dân nơi đây, cách họ đang sống, hoạt động kinh tế, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản ngày nay” - Ảnh: Lâm Đức Hiền
Tác giả nói: “Dòng sông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết. Trong tiếng Lào và tiếng Thái, “Mê Kông” có nghĩa là mẹ của các dòng sông - thật trùng khớp với câu chuyện của tôi, đứa trẻ được bà và các dì nuôi nấng. Thay vì lần theo lịch sử, tôi muốn thể hiện sông Mê Kông qua góc nhìn của người dân nơi đây, cách họ đang sống, hoạt động kinh tế, nông nghiệp, đánh bắt thủy sản ngày nay”. 

 

 

Theo lời giới thiệu của ban tổ chức, trong chuỗi ký sự bằng hình ảnh của Lâm Đức Hiền, ký ức cá nhân hòa quyện cùng ký ức tập thể của những con người sống bên sông và dựa vào sông. Ở đây, dòng Mê Kông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết giữa những mảnh đất, những nền văn hóa và những phận người.
Theo lời giới thiệu của ban tổ chức, trong chuỗi ký sự bằng hình ảnh của Lâm Đức Hiền, ký ức cá nhân hòa quyện cùng ký ức tập thể của những con người sống bên sông và dựa vào sông. Ở đây, dòng Mê Kông vừa là ranh giới, vừa là mối liên kết giữa những mảnh đất, những nền văn hóa và những phận người. 

 

Trả lời phỏng vấn trong phim ngắn Hồn sông Mê Kông (Lamdu Mekong) của đạo diễn Nara Keo Kosal, nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền nói anh “mong muốn chụp mọi thứ để ghép lại quá khứ. Và để thấy hình ảnh hiện lên từ một dòng sông”. “Những kỉ niệm bị cầm tù ở đâu đó và tôi muốn giải phóng những kỉ niệm. Tôi có cảm giác tất cả những kỉ niệm của mình ở thời điểm đó bị gói lại, giấu kín. Và khi tôi trở lại lào lúc đó, tôi nhận ra, mình phải tìm lại những kỉ niệm trước khi chúng biến mất, trước khi tôi lãng quên tất cả”.
Trả lời phỏng vấn trong phim ngắn Hồn sông Mê Kông (Lamdu Mekong) của đạo diễn Nara Keo Kosal, nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền nói anh “mong muốn chụp mọi thứ để ghép lại quá khứ. Và để thấy hình ảnh hiện lên từ một dòng sông”. “Những kỷ niệm bị cầm tù ở đâu đó và tôi muốn giải phóng những kỷ niệm. Tôi có cảm giác tất cả những kỷ niệm của mình ở thời điểm đó bị gói lại, giấu kín. Và khi tôi trở lại Lào lúc đó, tôi nhận ra, mình phải tìm lại những kỷ niệm trước khi chúng biến mất, trước khi tôi lãng quên tất cả”.

 

Đối với Lâm Đức Hiền, những bức ảnh lưu giữ lại những dấu vết của địa điểm, chất vất hồi ức về địa điểm.
Đối với Lâm Đức Hiền, những bức ảnh lưu giữ lại những dấu vết của địa điểm, chất vấn hồi ức về địa điểm. 

 

 

Lâm Đức Hiền nói: “Mỗi khi quay lại, tôi đều có cảm giác như được về quê. Được bao bọc, được hồi sức. Mỗi khi thực hiện xong phóng sự tại các nước có chiến loạn, tôi tới Lào hoặc Việt Nam. Tôi có cảm giác, mình được truyền toàn bộ năng lượng từ con sông này. Được con sông xoa dịu, được tự do. Tất cả những áp lực từ bên ngoài bị con sông và dòng nước cuốn đi”.
Lâm Đức Hiền nói: “Mỗi khi quay lại, tôi đều có cảm giác như được về quê. Được bao bọc, được hồi sức. Mỗi khi thực hiện xong phóng sự tại các nước có chiến loạn, tôi tới Lào hoặc Việt Nam. Tôi có cảm giác, mình được truyền toàn bộ năng lượng từ con sông này. Được con sông xoa dịu, được tự do. Tất cả những áp lực từ bên ngoài bị con sông và dòng nước cuốn đi”.
Lâm Đức Hiền sinh năm 1966 bên bờ sông Mê Kông, đoạn chảy qua thị trấn Paksé phía Nam Lào. Bố ông là người việt, mẹ là người Lào. Ông đặt chân đến Pháp năm 1977 sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan.  Lâm Đức Hiền đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có giải thưởng của Trung tâm quốc gia nhiếp ảnh Pháp (Centre National de la Photographie -1994), Giải thưởng nhiếp ảnh châu Âu Leica do thành phố Vevey ở Thụy sĩ trao tặng (Grand Prix Européen – 1995). Hạng nhất trong thể loại chân dung của Giải thưởng World Press (2001). Nhiều ảnh phóng sự của anh đã được đăng trên các tờ báo Anh ngữ US News, Newsweek, Times Asia, trong tiếng Pháp thì có GEO Magazine, Paris Match, Le Monde, Libération, La Croix… Lâm Đức Hiền là thành viên của hãng ảnh Agence VU’.
Lâm Đức Hiền sinh năm 1966 bên bờ sông Mê Kông, đoạn chảy qua thị trấn Paksé phía Nam Lào. Bố anh là người Việt, mẹ là người Lào. Anh đặt chân đến Pháp năm 1977 sau hai năm sống trong trại tị nạn ở Thái Lan. Lâm Đức Hiền đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó có giải thưởng của Trung tâm quốc gia nhiếp ảnh Pháp (Centre National de la Photographie - 1994), Giải thưởng nhiếp ảnh châu Âu Leica do thành phố Vevey ở Thụy sĩ trao tặng (Grand Prix Européen - 1995). Hạng nhất trong thể loại chân dung của Giải thưởng World Press (2001). Nhiều ảnh phóng sự của anh đã được đăng trên các tờ báo Anh ngữ US News, Newsweek, Times Asia, trong tiếng Pháp thì có GEO Magazine, Paris Match, Le Monde, Libération, La Croix… Lâm Đức Hiền là thành viên của hãng ảnh Agence VU’.

Cốc Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI