Nhật Bản thúc đẩy “du lịch hy vọng” sau 12 năm thảm họa kép động đất - sóng thần

23/07/2023 - 17:56

PNO - 12 năm sau trận động đất và sóng thần Tohoku, Nhật Bản đã thay đổi hình ảnh “du lịch đen tối” tại những khu vực bị phá hủy ở phía bắc đảo Honshu theo hướng bền vững, tươi sáng hơn.

 

Một bức tường chắn sóng thần ở Rikuzentakata, vùng Tohoku của Nhật Bản. - Ảnh: Getty Images
Một bức tường chắn sóng thần ở Rikuzentakata, vùng Tohoku của Nhật Bản - Ảnh: Getty Images

Thay vì xót xa trước những vết sẹo từ thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tấn công Nhật Bản trong vòng 100 năm qua, du khách giờ đây có thể theo dõi các thị trấn và làng mạc trên khắp Tohoku - tên của khu vực bao gồm 6 tỉnh ở phía bắc đảo Honshu - trong quá trình tái thiết và phát triển.

Sáng kiến này được dẫn dắt bởi cơ quan tái thiết của chính phủ, được thành lập sau trận động đất mạnh 9 độ richter và được hỗ trợ bởi nhà điều hành đường sắt JR East, các hãng hàng không, chính quyền các tỉnh và những công ty du lịch lớn nhất của Nhật Bản.

Các nhà tổ chức cho biết, mục đích kế hoạch nhằm chuyển sự chú ý của du khách ra khỏi các khu vực bị tàn phá bởi trận động đất và sóng thần vào tháng 3/2011, khiến hơn 20.000 người thiệt mạng.

Toru Inoue - người đứng đầu sáng kiến từ công ty JR East - cho biết: “12 năm trôi qua kể từ trận động đất, chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong việc tái phát triển các khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, kế hoạch mới có thể giúp truyền lại những ký ức về thảm họa và tìm hiểu về phòng chống, giảm thiểu thảm họa”.

Sendai, thành phố lớn nhất ở vùng Tohoku, đã bị hư hại nặng nề trong trận động đất và sóng thần năm 2011. - Ảnh: Getty Images
Sendai, thành phố lớn nhất ở vùng Tohoku, bị hư hại nặng nề trong trận động đất - sóng thần năm 2011 - Ảnh: Getty Images

 

Khu vực xung quanh Bảo tàng Manga Ishinomori hình mái vòm, ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi, sau trận sóng thần năm 2011. - Ảnh: Chris Johnson
Khu vực xung quanh Bảo tàng Manga Ishinomori hình mái vòm, ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi, sau trận sóng thần - Ảnh: Chris Johnson

Kế hoạch giới thiệu các chuyến tham quan tái thiết tới các quận Iwate, Miyagi, Fukushima và Ibaraki - vốn không thuộc Tohoku nhưng vẫn chịu thiệt hại trong thảm họa - đã được đưa ra ngay trước đại dịch COVID-19 toàn cầu. Dù vậy, kế hoạch đã bị hoãn lại cho đến khi du lịch trong nước và quốc tế có thể phục hồi.

Các công ty và cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng đã giới thiệu một số tour du lịch tái thiết, nhưng tổ chức mới, tạm thời có tên là mạng lưới xúc tiến du lịch tái thiết Tohoku, được thiết kế để hoạt động như 2 đơn vị tập trung tất cả các cơ hội du lịch.

Trong số những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất có Matsushima - nơi nổi tiếng với tầm nhìn ra vịnh và những hòn đảo phủ đầy cây thông, cũng như Ishinomaki - quê hương của họa sĩ truyện tranh Shotaro Ishinomori và là nơi tọa lạc 1 bảo tàng truyện tranh bị sóng thần phá hủy.

Xa hơn về phía bắc là Rikuzentakata, thị trấn nổi tiếng với hàng trăm cây thông bao quanh bãi biển cát uốn lượn. Cả thị trấn và cây cối đều bị san phẳng trong thảm họa. Các thị trấn ven biển xinh đẹp khác bị sóng thần phá hủy bao gồm Kamaishi và Ofunato. Thành phố Sendai cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Các chuyến tham quan sẽ đi qua nhiều bảo tàng và đài tưởng niệm kể những câu chuyện về thảm họa. Các đền thờ, các công trình và di tích lịch sử khác đã được xây dựng lại. Tại một số địa điểm, du khách có thể gặp và trò chuyện cùng những người sống sót sau thảm họa.

Thị trấn Matsushima, trên bờ biển Sanriku của Tohoku, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần năm 2011. - Ảnh: Shutterstock
Thị trấn Matsushima trên bờ biển Sanriku của Tohoku bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất và sóng thần năm 2011 - Ảnh: Shutterstock

 

Một phần của Natori, thành phố thuộc tỉnh Miyagi, bị san bằng bởi trận động đất và sóng thần tấn công vùng đông bắc Nhật Bản vào ngày 11/3/2011. - Ảnh: Getty Images
Một phần của Natori, thành phố thuộc tỉnh Miyagi, bị san bằng bởi trận động đất và sóng thần - Ảnh: Getty Images

Việc thu hút khách du lịch được cho là khó khăn nhất đối với tỉnh Fukushima, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi với 3/6 lò phản ứng bị hư hại do sóng thần.

Có hơn 57,2 triệu du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Fukushima vào năm 2010, 1 năm trước khi xảy ra thảm họa. Đến năm 2021, con số đó đã giảm xuống dưới 35,5 triệu, hầu hết đều là khách trong nước.

Tòa nhà lò phản ứng số 3 và các bể chứa nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima. - Ảnh: AFP
Tòa nhà lò phản ứng số 3 và các bể chứa nước nhiễm xạ tại nhà máy điện hạt nhân Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima - Ảnh: AFP

 

Masanari Kanno, người phụ trách du lịch phục hồi của tỉnh Fukushima, tin rằng có nhiều lý do để lạc quan. Ông nói: “Chúng tôi gọi kế hoạch mới là du lịch hy vọng và chúng tôi có một số cơ sở độc đáo mà du khách có thể trải nghiệm. Du lịch hy vọng được đặc trưng bởi nhu cầu nhìn, nghe và suy ngẫm, cũng như nhu cầu áp dụng những bài học kinh nghiệm trong thảm họa cho xã hội, cộng đồng, cuộc sống hàng ngày của chúng ta và từng công dân trong tương lai”.

Tấn Vĩ (theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI