Nhật Bản: Khi các gakudo “quá tải”

03/04/2014 - 16:32

PNO - PN - Gửi con ở đâu sau giờ học khi bố mẹ chưa hết giờ làm việc? Đó là câu hỏi đau đầu của nhiều phụ huynh Nhật Bản có con ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, khi các gakudo (câu lạc bộ sau giờ học) luôn chật cứng người. Cuộc...

edf40wrjww2tblPage:Content

Toàn nước Nhật có 21.635 gakudo, trong đó 40% là câu lạc bộ (CLB) công, còn lại là bán công hay tư nhân. Con số này không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ sau giờ học. Luật Phúc lợi trẻ em năm 1997 của Nhật quy định, trẻ em dưới 10 tuổi lúc nào cũng phải có người chăm sóc, không được ở một mình. Trong khi đó, theo Hội đồng Liên kết toàn quốc gakudo, có đến hơn 70% phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 44, có con từ lớp 1 đến lớp 3, đang đi làm hoặc tìm việc.

Hiện ở Nhật có 1,32 triệu trẻ em có mẹ làm việc toàn thời gian, trong khi chỉ có 880.000 trẻ có chỗ trong các gakudo. Phần còn lại - khoảng 400.000 em - không có ai chăm sóc sau giờ học.

Không tìm được chỗ gửi con, nhiều bà mẹ đã phải bỏ việc. Ngay cả những trẻ gặp may có được một chỗ trong các CLB này thì cũng chỉ được nhận vào một thời gian. Luật Phúc lợi trẻ em chỉ cho phép các cơ sở công nhận trẻ từ lớp 1 đến lớp 3, khiến các trẻ lớn hơn không biết gửi vào đâu. Nhiều trẻ phải ở nhà một mình, thường là xem ti vi hoặc chơi game.

Nhiều địa phương đang nỗ lực cải thiện tình trạng này, như phường Setagaya ở Tokyo hợp tác với các trường học địa phương mở lớp sau giờ tan trường cho trẻ. Tuy nhiên, chương trình gakudo chịu sự giám sát của Bộ Y tế, trong khi các trường tiểu học lại thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục. Sự quản lý “tréo cẳng ngỗng” này gây khó khăn khi muốn tận dụng các trường học để mở gakudo.

Nhat Ban: Khi cac gakudo “qua tai”

Các bé học tiếng Anh tại một trung tâm gakudo ở Tokyo - ảnh: Japan Times

Chính phủ Nhật đặt mục tiêu đến cuối năm tài chính 2017 phải có đủ gakudo cho trẻ. Từ tháng 4/2015, độ tuổi nhận trẻ vào các trung tâm công sẽ được mở rộng từ lớp 1 đến lớp 6, thay vì chỉ từ lớp 1 đến lớp 3 như hiện nay. Điều này cũng nhằm thực hiện chính sách tạo một môi trường an toàn trong suốt những năm tiểu học cho học sinh.

Các doanh nghiệp tư nhân và các trường luyện thi đã “đánh mùi” được lợi nhuận từ thị trường đang “sốt” này, nhanh chóng tìm cách lấp đầy khoảng trống với mức phí “cắt cổ”. Chương trình ở những trung tâm tư nhân cũng tương tự như của chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng thuận lợi hơn cho phụ huynh, chẳng hạn mở cửa đến 20g hay 21g, thay vì chỉ đến 18g như trung tâm công. Một số nơi còn nhận đưa đón trẻ, phục vụ bữa ăn tối và dạy tiếng Anh, hội họa, khoa học, thể dục và các môn năng khiếu khác. Thuận lợi nhưng học phí khá “chua”, dao động từ khoảng 10.000 đến 40.000 yên/tháng so với mức trung bình chỉ 4.000 yên ở cơ sở công.

“Chúng tôi đặt mục tiêu thành lập 1.000 trung tâm trong thập niên tới” - Shigeyuki Mineta - giám đốc chi nhánh của hệ thống Kids Duo với 43 gakudo trên toàn quốc - cho biết. “Dù số lượng trẻ em Nhật đang giảm, nhưng nhu cầu của các bậc cha mẹ muốn gửi con vào các gakudo vẫn phát triển. Con ít, mỗi gia đình đều tăng chi tiêu dành cho con. Đó là cơ hội cho chúng tôi” - ông Shigeyuki Mineta nói.

 AN KHUÊ (Theo Japan Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI