Nhật Bản ghi nhận số vụ bạo hành trẻ em và tội phạm công nghệ cao kỷ lục

03/02/2022 - 20:19

PNO - Trong năm 2021, Nhật Bản ghi nhận 2.170 trường hợp bạo hành trẻ em, tăng 1,7% so với năm 2020, khi đại dịch khiến các nhân viên phúc lợi gặp khó khăn trong việc giúp đỡ nạn nhân.

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA) cho biết, số trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) được chuyển đến các trung tâm phúc lợi trẻ em trên toàn quốc do bị nghi ngờ lạm dụng lên đến 108.050 trường hợp, tăng 1% so với năm trước và vượt qua mốc 100.000 trong năm thứ hai liên tiếp.

Theo danh mục, 80.299 trẻ vị thành niên bị bạo hành bằng lời nói hoặc tình cảm, 19.185 bị lạm dụng thể chất, 8.270 bị bỏ bê và 296 trường hợp bị lạm dụng tình dục. Số vụ xâm hại tâm lý và tình dục đều tăng so với năm trước.

Một quan chức NPA cho biết: "Vì làn sóng lây nhiễm mới có thể làm giảm cơ hội bảo vệ trẻ em, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thông tin có thể dẫn đến việc phát hiện các trường hợp bị lạm dụng".

Báo cáo của NPA cũng đưa ra số liệu thống kê tổng thể về tội phạm. Nhìn chung, năm 2021 là năm thứ bảy liên tiếp số vụ phạm tội được ghi nhận ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục trong thời hậu chiến, tổng cộng là 568.148 trường hợp.

 

Đại dịch khiến khi đại dịch khiến các nhân viên phúc lợi gặp khó khăn trong việc giúp đỡ nạn nhân. bạo hành trẻ em trở nên khó khăn
Đại dịch khiến các nhân viên phúc lợi gặp khó khăn trong việc giúp đỡ nạn nhân là trẻ em bị bạo hành 

Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, số lượng tội phạm đường phố như giật túi xách đã thấp hơn đáng kể so với con số cùng kỳ năm trước.

Tổng cộng có 2.192 trường hợp liên quan đến việc lừa đảo chính phủ để nhận trợ cấp giúp đỡ các doanh nghiệp ứng phó đại dịch. Tội phạm nghiêm trọng bao gồm giết người và cướp giật giảm 1,3%, nhưng bắt cóc tăng 15,4% lên 389 vụ. Báo cáo cũng cho biết, số lượt tham vấn về bạo lực gia đình lên đến mức kỷ lục với 83.035 lượt.

Các trường hợp tội phạm mạng tăng lên mức kỷ lục với 12.275 vụ (tăng 24,3%), dường như do tiến bộ số hóa trong xã hội, theo sau các hoạt động như làm việc từ xa trong đại dịch.

Các trường hợp lừa đảo đặc biệt - như lừa đảo người già bằng cách mạo danh con hoặc cháu của họ và yêu cầu chuyển tiền gấp qua điện thoại - đã tăng 6,7%, lần đầu tiên sau 4 năm. Có 44 trường hợp gian lận đặc biệt liên quan đến COVID-19, với thiệt hại tài chính lên tới 110 triệu yên.

Đáng lưu ý, Bộ Phúc lợi xã hội đã quyết định bãi bỏ giới hạn độ tuổi đối với trẻ em sống trong các trại trẻ mồ côi hoặc nhà nuôi dưỡng do bị ngược đãi hoặc nghèo đói.

Giới hạn hiện tại về nguyên tắc là 18 tuổi nhưng trong một số trường hợp, một số trẻ có thể ở lại đến 22 tuổi. Dự kiến ​​sửa đổi luật phúc lợi trẻ em sẽ cho phép những đứa trẻ đó tiếp tục nhận hỗ trợ cho đến khi các trại trẻ mồ côi hoặc chính quyền địa phương xác định rằng chúng có khả năng sống độc lập.

Những thanh thiếu niên từng sống trong các trại trẻ mồ côi hoặc nhà nuôi dưỡng có xu hướng dễ bị nghèo đói và bị cô lập ngay cả khi đã trưởng thành. Chính quyền trung ương và địa phương cũng gặp khó khăn khi phải liên tục hỗ trợ cho số trẻ này.

Linh La (theo Kyodo)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI