Nhân duyên nơi cổng trường

10/12/2015 - 07:46

PNO - Hỏi về mẹ Miên, ùa về lúc trong Phan Xucùng ân Phú là hình ảnh chiếc áo dài nền nã trên tấm bảng đen điểm xuyết những hạt bụi phấn...

Cái tình không tốn mét vuông

Cứ sáng sớm, cô giáo Bùi Thị Miên lại nhìn thấy một người phụ nữ vạt áo còn vương bụi đường, lỉnh kỉnh xách giỏ đến cổng trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (nay đã sáp nhập với trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM).

Cậu học trò xanh xao, gầy nhom đứng xớ rớ, người phụ nữ hết ôm ấp, cưng nựng, giở xem tập vở rồi ép cậu ăn những món nhà nấu mang theo. Hình ảnh lặp đi lặp lại trong vài tháng, khiến bà Miên không khỏi thắc mắc.

Một lần lò dò làm quen, bà Miên được biết người mẹ ấy là Nguyễn Thị Sửu ở tận huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, bắt xe từ 2g sáng để đến thăm con trai là một học sinh lớp 1 của trường. Ngồi đợi ròng rã đến giờ ra chơi, gặp con lần nữa rồi bà quày quả bắt xe về lại Đồng Nai.

Quê nhà là rừng cao su bạt ngàn, đường sá lầy lội, thâm u, vắng vẻ, trường lại xa nhà, nên vợ chồng bà Sửu muốn đưa con lên Sài Gòn để con có nhiều điều kiện học hành và tiếp cận môi trường giáo dục tốt.

Ông bà gửi con ở nhà một người bạn chiến đấu của ông nhưng người bạn vì bận đi làm sớm, mỗi sáng đưa Phú đi học khi trường chưa mở cổng. Không an tâm khi con trai mới bảy tuổi đầu phải bơ vơ ngơ ngác trên vỉa hè phố thị, với tờ giấy ghi hờ “Nếu cháu thất lạc, xin vui lòng đưa về địa chỉ…” luôn thủ sẵn trong cặp, bà lại như con thoi xuôi ngược.

“Tôi nhà gần, đưa cháu về nhà tôi nuôi cho. Mỗi ngày tôi đi dạy dắt cháu đi cùng tiện lắm!”. Biết hoàn cảnh, cô giáo Miên sẵn lòng cưu mang Phú, giúp bà Sửu cất bớt hành trình lao nhọc. Sau khi được cả nhà đồng ý, cậu út Xuân Phú về với tổ ấm mới và không ngờ cắm rễ 20 năm qua.

Trong mọi sinh hoạt, cư xử, không hề có sự phân biệt từ vợ chồng cô giáo Miên với các con, dù là con gái ruột duy nhất của ông bà hay đứa cháu trai con anh của ông, đứa cháu gái con em của ông tận quê nhà Hải Dương và Phú - thuộc diện “nước lã người dưng”. Người họ hàng của bà đến thăm vì ngỡ ngàng trước sự “tăng dân số” đột biến, đã về quê loan báo “Chồng bà Miên làm chức to mà cũng có… con rơi. Bà Miên hiền quá nên mới thế!”.

Nhan duyen noi cong truong
Chung rượu tri ân mẹ nuôi nhân ngày Phan Xuân Phú lên xe hoa

Căn nhà tập thể rộng 60m2 , lại cho thuê gần nửa để phụ trang trải cơm áo gạo tiền cùng với đồng lương nhà nước của ông bà nhưng cũng đủ rộng để ôm vào lòng cậu út phương xa. Giường vợ chồng ông bà ở ngách phía trên phần cho thuê; căn gác nhỏ, mái thấp “đứng thẳng đụng đầu” được chia làm hai phòng: một cho vợ chồng người cháu trai, một cho con gái, cháu gái và út Phú xếp “cá mòi” khi ngủ.

Căn nhà đông vui rộn rã mỗi sáng cả nhà cùng thức giấc, mọi người chia nhau dọn dẹp, nấu ăn sáng, giặt giũ rồi vắng teo khi các thành viên tỏa ra đi làm, dạy, học. Những ngày ba mẹ Phú lên thăm, căn nhà của ông bà chủ hiếu khách như “nở ra”.

Cô chủ nhỏ sang ngủ với ba mẹ, dành manh chiếu cho cả nhà Phú cùng đứa cháu gái nằm chung. Kể đến đoạn này, rưng rưng bà Sửu bộc bạch: “Từng đêm tôi tự hỏi và đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao có người tốt đến thế, chân tình đến thế. Nhiều khi tôi đứng đụt mưa ở hiên nhà phố mà người ta còn lo ngại. Còn ông bà lại nuôi ăn nuôi ở trong nhà, mà có bà con thân thích chi đâu, chỉ là gặp nhau trước cổng trường…”.

Phép cộng gia đình

Ai hỏi, người lạ thế sao bà dám giao đứt đứa con duy nhất, bà Sửu mượn nụ cười phúc hậu đầy tin cậy của mẹ Miên thay câu trả lời. Còn với mẹ Miên, giúp một người tiếp cận bến bờ tri thức khi mình có sẵn điều kiện là lẽ hiển nhiên như dòng nước chảy ra sông về biển.

 Gia đình bà từng bảo bọc nhiều học trò nghèo, rồi đến lượt nhà chồng nâng bước chân bà từ khi mới học lớp 6 đến khi về làm dâu, dần tiến lên trung cấp sư phạm, trụ vững trong nghề giáo mấy mươi năm qua.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI