Nhạc ế ẩm, khán giả... vô cảm

05/10/2015 - 07:27

PNO - Đã gần hết năm 2015 mà thị trường giải trí TP.HCM, một thị trường từng sôi động nhất nước hầu như không có đêm nhạc nào đáng kể.

Ngoài những chương trình tạp kỹ hoặc các liveshow nhỏ tại các sân khấu bình dân, các nhà hát của TP. HCM gần như ít khi sáng đèn, ngoại trừ các đêm nhạc miễn phí. Thực trạng đó không dễ lý giải, ngay cả với những người tổ chức.

Vẫn có đêm nhạc Đàm Vĩnh Hưng tại Nhà hát Thành phố, vẫn có đêm nhạc Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm… nhưng hầu như đó không còn là một liveshow nữa, mà chỉ là những đêm nhạc “đến hẹn lại lên” hoặc mang tính “trả nợ” nhà tài trợ.

Đó là chưa kể, đêm nhạc của Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà hoàn toàn miễn phí, không thể dùng để đo lường thị trường. TP.HCM hoàn toàn thiếu vắng các đêm nhạc có chất lượng, có ý tưởng và được đầu tư chỉn chu.

Nhac e am, khan gia... vo cam
Liveshow Vũ Thành An - Lệ Quyên dù có Tuấn Ngọc, Quang Dũng… góp mặt vẫn lao đao về vé

Chỉ duy nhất liveshow Vũ Thành An - Lệ Quyên diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình là một “nhiệt kế” đúng nghĩa, bởi hoàn toàn phụ thuộc vào sự ủng hộ của khán giả mà không có bàn tay tài trợ, thì “nhiệt kế” này lại phản ánh rõ ràng hơn một thị trường nguội lạnh khi tình hình bán vé được xem là “hú vía, cuối cùng cũng bán hết” vào giờ chót.

Cách đây vài năm, chỉ cần biết đánh trúng thị hiếu với các phân khúc khán giả riêng biệt, các nhà tổ chức có thể bỏ túi không ít tiền từ các đêm nhạc lớn. TP.HCM từng trở thành “miền đất hứa” kéo theo sự Nam tiến của hàng loạt giọng ca.

Hiện tại, sự thờ ơ của khán giả TP.HCM khiến các đêm nhạc ở nơi này trở thành canh bạc đầy may rủi cho các nhà tổ chức. Liveshow Vũ Thành An - Lệ Quyên và đêm Peabo Bryson - In the spotlight là minh chứng điển hình.

Đây gần như là đêm nhạc Vũ Thành An đầu tiên kể từ sau năm 1975, giọng hát chính Lệ Quyên vốn đang là cái tên bán vé, chương trình được dàn dựng khá công phu… nhưng tình hình bán vé rất khó khăn.

Peabo Bryson lại là cái tên nổi bật của âm nhạc thế giới, từng nhiều lần đoạt Grammy… thế nhưng trước thời điểm diễn ra vài ngày, Công ty Mỹ Thanh - đơn vị tổ chức liveshow của ông tại TP.HCM - phải hủy sô vì không bán được vé.

Không chỉ các chương trình bán vé, các chương trình miễn phí như Dấu ấn cũng đành hủy bỏ; Sol vàng, để có thể tiếp tục duy trì, phải chuyển sang ghi hình rồi phát sóng cho tiết kiệm kinh phí...

Không dễ để lý giải sự đìu hiu này. Nhiều nhà tổ chức phỏng đoán rằng, khán giả miền Nam đang “ngấy” sân khấu do bị chi phối bởi quá nhiều chương trình âm nhạc truyền hình vào mỗi cuối tuần, tuy nhiên lý giải này không thỏa đáng.

Theo các thông số về rating (chỉ số người xem chương trình truyền hình) đo được qua mỗi tuần, lượng người xem Giọng hát Việt, Giọng hát Việt nhí… nhiều nhất vẫn là ở khu vực phía Bắc, đặc biệt Hà Nội chứ không phải là miền Nam.

“Tôi cho rằng khán giả miền Nam bây giờ đã mất thói quen móc hầu bao thưởng thức các chương trình nghệ thuật chỉn chu, mà họ chạy theo thần tượng là chính. Mỗi đêm người ta đi nghe nhạc ở bar, phòng trà với sự có mặt của thần tượng, giá lại rất rẻ so với vài triệu đồng tiền vé kia, với họ thế là đủ.

Trong khi đó, thị trường Hà Nội thì ngược lại, phòng trà “tử thương” còn các đêm nhạc tử tế, chỉn chu ở sân khấu lớn thì vẫn đầy khán giả”, nhạc sĩ Nguyễn Quang - người đang phụ trách đạo diễn âm nhạc nhiều chương trình tại TP.HCM, cho biết. “Tôi không phủ nhận hoàn toàn, các đêm nhạc Tình khúc vượt thời gian, Sol vàng mà tôi làm vẫn hết vé, nhưng đó chỉ là một số ít, rất ít ỏi”, anh nói thêm.

Riêng bà Mỹ Trang - đại diện Công ty Mỹ Thanh thì ngậm ngùi: “Nếu như tại Hà Nội, chúng tôi đã xây dựng được cho chuỗi In The Spotlight một cộng đồng khán giả thân thiết, trung thành, thì ở TP.HCM chúng tôi chưa làm được điều đó.

Do dự đoán sai thị trường và chưa hiểu rõ thị hiếu khán giả dẫn đến việc chúng tôi phải hủy đêm diễn của Peabo Bryson tại TP.HCM với rất nhiều tiếc nuối”. Phân tích nguyên nhân, chức đã khiến chị ngán ngẩm các liveshow sân khấu lớn, mà chỉ muốn đi phòng trà.

“Có lẽ họ cho rằng gom như vậy thì dễ bán vé nhưng thú thật là tôi thấy ngược lại, vì nhiều “sao” chỉ góp mặt cho có chứ không phù hợp với dòng nhạc đó. Đó là chưa kể, “sao” đi đến đâu là kéo theo lượng fan ầm ĩ tới đó, rất nhức đầu”, chị Sầm Thương nói.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI