Nhà văn Nguyễn Thúy Ái: Hạnh phúc như thần thánh, không dễ nhìn thấy

13/04/2016 - 22:01

PNO - “Hôn nhân là chuyện “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nên rất khó phán xét, chỉ có người trong cuộc mới tường tận.

Nhiều năm qua, tôi và vợ chồng Thúy Ái thỉnh thoảng có những dịp “chung vui” cùng một nhóm bạn. Anh chị đi đâu cũng có cặp, ríu rít như đôi chim cu, nhưng trong tôi vẫn cứ mơ hồ một nỗi hoài nghi. Bởi tôi từng không ít lần bị “bé cái lầm” với vẻ bề ngoài đầm ấm của những cặp vợ chồng “tưởng vậy mà không phải vậy”.

Một buổi chiều xuân, trên đường hoa Nguyễn Huệ, tôi tình cờ nhận ra Thúy Ái nhưng gương mặt sao có vẻ là lạ. Đúng là chị đứng đó vì tôi lại thấy chồng chị, anh Nguyễn Văn Báu, đang nghiêng máy chụp ảnh cho vợ. Vẫn cái dáng điệu đàng với đầm dài và chiếc khăn choàng cổ quen thuộc, nhưng gương mặt Thúy Ái giờ trông hơi bị “khờ”, đôi chân lại yếu đi nhiều vì cơn tai biến cách đây hơn một năm. Chồng chị, sau khi bấm xong mấy “pô”, tươi cười nắm tay vợ dìu đi, tay còn lại đưa ra trước xin đường, che chắn cho vợ. Chị khập khễnh theo anh, mặt không tỉnh táo lắm nhưng nụ cười vẫn hiện ra tươi tắn. Tần ngần nhìn theo bóng dáng họ, tôi chợt cảm giác thật ấm áp.

Nha van Nguyen Thuy Ai: Hanh phuc nhu than thanh, khong de nhin thay
Gia đình nhà văn Thúy Ái

Đã yêu thì nắm tay nhau...

Anh chị sống trong một căn nhà mặt tiền bốn tầng khang trang, sân trước sân sau trồng đầy hoa và cây cảnh. Đến thăm, dù bị chị “phủ đầu” bằng câu khiêu khích: “Hạnh phúc như thần thánh, không dễ gì nhìn thấy được đâu!”, nhưng trước nụ cười rạng rỡ và giọng kể như reo của chị, một người vừa gượng dậy sau cơn tai biến nặng, tôi đã “thấy” rất rõ hạnh phúc đang có thật nơi đây.

Thời còn ở Quảng Ngãi, chị vốn là học trò của anh, nhưng phải đến gần 10 năm sau, khi chị đang học ĐH Sư phạm Sài Gòn theo bạn lên chơi Đà Lạt, tình cờ gặp lại anh và được anh (đang dạy Trường Sư phạm Đà Lạt) tình nguyện làm hướng dẫn viên, hai người mới “tức cảnh sinh tình”. Trong mắt ông thầy cũ, cô học trò nhỏ lí lắc ngày nào nay đã là một thiếu nữ quyến rũ, vóc hình mảnh mai và suối tóc đen tuyền miên man.

Ở xứ sương mù lạnh giá, trái tim ông thầy bắt đầu không chịu ngủ yên, nhưng cô học trò nhỏ hơn ông đúng một giáp vẫn chưa thấy mình đủ lớn để nghĩ đến chuyện chồng con, vì con đường học vấn vẫn còn phía trước. Ông thầy lúc ấy đã hiểu, với tình ái thì “nhất cự ly, nhì tốc độ”, xa mặt dễ cách lòng, nên “xách va li” chạy về dạy tại Trung tâm Ngoại ngữ Sài Gòn để gần gũi người đẹp. Tuy vậy, phải nhiều năm sau, khi nàng chuyển được nơi công tác từ Bình Dương về Sài Gòn, hai người mới thật sự nên duyên.

Cả hai đều xa quê tự lập, góp gạo nấu cơm chung vào thời bao cấp khó khăn, mọi thứ đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Anh dạy tiếng Anh, chị dạy tiếng Việt. Hai nhà giáo lấy nhau thành nhà nghèo, chị còn mon men viết văn, nên càng có nguy cơ… nghèo thêm. Đọc những truyện ngắn, truyện dài đầu tiên của vợ, dù không biết sẽ xuất bản được hay không nhưng anh rất ủng hộ. Vì thế, chị hăng hái viết tiếp. Rồi trước những vấn đề bức xúc của xã hội, chị thấy phải viết báo mới… đã!

Nha van Nguyen Thuy Ai: Hanh phuc nhu than thanh, khong de nhin thay
Nhà văn Thúy Ái thời sinh viên

Chị viết tự do, nhiều mảng đề tài khác nhau, từ văn hóa, xã hội, cha mẹ và con cái… đến cả tình yêu hôn nhân gia đình, cộng tác với nhiều tờ báo, ký nhiều bút danh, lắm khi bí quá phải mượn tên chồng, tên con. Gặp thời các phụ bản về chuyên đề tì nh yêu - hôn nhân ăn nên làm ra, chị viết trung bình mỗi tháng khoảng từ 30 đến 40 bài - một số lượng mà người viết báo chuyên nghiệp nào nghe đến cũng “hết hồn” nhưng chị tỉnh rụi: “Mình như có năng khiếu viết về tình yêu, lĩnh vực này lại không cần đi thực tế. Hơn nữa, thời đó nhuận bút sướng lắm, cứ 10 bài là được một cây vàng, mà gia đình mình thì đang cần tiền”.

Tuy “dan díu” với báo chí nhưng chị vẫn “chung tình” với văn chương; những truyện ngắn, truyện dài, tạp văn… vẫn nối tiếp nhau ra đời. Thường thì sau khi đọc bản thảo viết tay của vợ là anh Báu xăng xái cầm đi đánh máy “lưu lại cho con đọc” để chúng tự hào về mẹ. Cuốn sách nào vợ viết ra, chồng Báu cũng gật gù khen nên chị càng thêm phấn khởi.

Hạnh phúc là những điều giản dị

Điều gì đã làm nên sự khác biệt của gia đình nhà văn Nguyễn Thúy Ái? - tôi hỏi. Trầm ngâm một lúc, chị từ tốn: “Hôn nhân là chuyện “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nên rất khó phán xét, chỉ có người trong cuộc mới tường tận. Riêng chị, được như hôm nay có lẽ trước hết và trên hết là sự may mắn. Thân gái mười hai bến nước, chị được số phận cho rơi đúng cái bến thật trong, thật mát.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI