Nhà tôi như "khách sạn 0 đồng" của bên ngoại

17/10/2022 - 10:39

PNO - Gần 10 năm qua tôi luôn gồng gánh gia đình và lúc nào cũng phải lo cho đứa em, đứa cháu bên vợ. Nhưng hiện tôi đã có "bí kíp".

 

Tôi gồng gánh gia đình mình và gia đình vợ đến mỏi mệt (Ảnh minh họa)
Tôi gồng gánh gia đình mình và gia đình vợ đến mỏi mệt (Ảnh minh họa)

Tôi cưới vợ đã 19 năm, sau một lần quen nhau tình cờ cô ấy ở một đám cưới tại miền Tây. Sau khi cưới, tôi cho vợ ở nhà để làm việc nhà, lo cho con. Tôi không cần cuộc sống giàu sang mà vợ chồng đầu tắt mặt tối, không thời gian chơi với con. Vợ tôi cũng chỉ học đến lớp 12, nếu đi làm lương cũng không cao, khó có tiền đồ.

Cuộc sống của vợ chồng sẽ bình yên nếu nhà tôi không có những vị khách quen thuộc là em, cháu của vợ lên ở cùng.

Ngay từ lúc vợ tôi mới mang thai, vợ chồng tôi ở nhà thuê, tôi đã được gửi gắm, kèm cặp em gái vợ lên học đại học vì “sợ nó ở bên ngoài sẽ hư”. Nhà vợ tôi bảo em ở nhà tôi cũng để có thể phụ giúp vợ tôi khi thai nghén, ốm đau.

Tiếng là giúp, nhưng mấy khi thấy cô ấy ở nhà, giúp nấu được bữa cơm hay phụ việc nhà. Vợ tôi bênh: “Để cho nó học. Ở quê lên muốn học kịp dân thành phố đâu có dễ”.

Được chiều nên cô em càng né việc, còn tự tiện, khi thì lấy cái áo, “mượn” đôi giày của vợ tôi mà không nói gì. Dù vậy, vợ tôi vẫn thỉnh thoảng cho cả tiền sinh hoạt phí “để cho nó không tủi thân với bạn bè”. 

Chuyện nay cầm cái này của tôi, mai lấy cái khác của vợ chồng tôi giờ là chuyện bình thường. "Thì cho nó mượn một chút, người nhà cả mà" là câu cửa miệng của vợ tôi mỗi khi tôi cằn nhằn về việc bị xâm phạm quyền riêng tư. 

Nhà tôi trở thành điểm đón tiếp mỗi khi bên vợ có việc, nhất là sau khi tôi mua được nhà, dành riêng một phòng cho khách.

Tôi luôn trong thế bị động vì ngày mai nhà đón khách bên vợ thì tối nay tôi mới được “báo hỉ”, đành niềm nở, ưng thuận. Hết em lại tới cháu lên học đại học, học nghề, lên tìm việc mà chưa tìm phòng trọ... nhà tôi luôn như khách sạn 0 đồng với bà con bên vợ.

Có lần tôi đi làm về, bực mình cãi cọ với vợ rồi quát cô ấy vài câu mà không chú ý đứa cháu vợ trong phòng. Thế là hai ngày sau mẹ vợ tôi điện thoại lên. Bà mát mẻ rằng tình nghĩa mới quan trọng, tiền tôi kiếm được có bằng mười mà không có vợ giúp sức cho trong ấm ngoài êm thì cũng bằng không. Đừng cậy mình là trưởng phòng kinh doanh, có tiền mà coi rẻ các thứ khác... Từ đấy, ở trong nhà mình mà tôi luôn có cảm giác là khách trọ vì phải đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên.

Chuyện đâu chỉ có vậy. Do không có phòng dư để đón thêm khách bên gia đình tôi mà tôi bị bà con bên nội lạnh nhạt. Có lần chú tôi muốn ở nhà tôi để nuôi bệnh người nhà bên vợ chú. Tôi từ chối với lý do nhà đang sửa. Thế nhưng chú vẫn nhiệt tình, tìm ra địa chỉ rồi đem quà đến nhà tôi.

Đúng lúc ấy cháu vợ tôi đang ở nhà, cháu thay mặt vợ chồng tôi tiếp. Hậu quả là sau này khi tôi về đám tiệc, chú đều cạch mặt tôi. Mặc cho tôi giải thích hay ba tôi xin chú bỏ qua.

Lần bà nội lên ở dài ngày đã giúp tôi thực hiện mưu sự mà bạn tôi đã bày kế. Ảnh minh họa.
Bà nội lên ở dài ngày giúp tôi thực hiện "mưu sự" bạn tôi chỉ bày (Ảnh minh họa)

Có lần trong cuộc nhậu, tôi buồn miệng kể cho cậu bạn nghe chuyện nhà. Bạn cười: "Gì chứ chuyện đó dễ mà, cứ nghe tôi, giải quyết trong vài nốt nhạc". 

Thế rồi vài ngày sau, má tôi đùm túm đồ ở quê lên, khóc với vợ tôi vì rằng ba tôi già rồi còn sinh tật, mê một bà bán vé số hay đi ngang. "Chuyến này má đi luôn, cho ổng làm gì thì làm", má tôi cương quyết.

Mẹ tôi có tật ngủ ngáy và cũng khó ăn, khó ngủ, nên tôi thu xếp cho bà ở phòng riêng. Con gái 12 tuổi ẩm ương của tôi sang ở chung phòng với cháu vợ. Và kỳ lạ thay, chỉ hai tuần sau thì cô ấy xin vợ chồng tôi cho ra ngoài ở riêng. 

Sau khi trật tự được lập lại, tôi đãi cậu bạn "quân sư" một chầu nhậu, cũng là dịp mừng ngày tôi được... giải phóng. Đúng là mẹ tôi buồn chuyện của ba tôi, muốn lên thành phố sống cùng tôi ít hôm, nhưng bà vốn biết nhà tôi lúc nào cũng chật chội, lại sẵn tâm lý sợ phiền con. Nếu cậu bạn không bày kế và tôi không về năn nỉ mẹ thì tôi cũng không thể thành công như mong muốn. Tôi cũng băn khoăn, áy náy khi nghĩ cảnh đứa cháu vợ phải ra ngoài thuê trọ sống, nhưng cháu lớn rồi và tôi cũng phải sống cuộc đời của mình, phải không?

Tôi tiết lộ bí kíp này để anh em nào từng mắc kẹt như tôi có thể tham khảo học hỏi. 

Thành Tâm (Q10, TPHCM)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(11)
  • Hải Phạm 21-10-2022 20:33:49

    Mỗi nhà mỗi cảnh, nếu em hay cháu của vợ/chồng bạn thì bạn dám cam đoan đối xử y như em, cháu mình chăng? Hay bạn chỉ cảm thấy khó chịu vì 1 người lạ ở trong nhà bạn, ăn cơm của bạn, để bạn rửa chén, để bạn giặt đồ của nó? Dĩ nhiên nều người đó có ý thức thì không nói nhưng nếu là người ko ý thức cũng ko tự giác thì sao. Đặt mình trong hoàn cảnh đó rồi hãy tự hỏi mình trước khi chê bai người khác bạn ạ!

  • hải 21-10-2022 11:47:07

    Chúc mừng anh đã được sống thật ngay tại nhà mình. Nhà tôi rộng và rất rất rộng nhưng mọi thứ thiết kế theo nhu cầu sử dụng của 2 vợ chồng và con trai tôi , có ai tới là mọi thứ xáo trộn nên tôi nói không với việc ở nhờ ở tạm

  • Tran Nhue 21-10-2022 09:44:04

    Phụ nữ nhiều người quá đáng lắm.Nuôi bên ngoại bao nhiêu cũng được,bên nội tới ở vài ngày là mặt nặng mày nhẹ,kiếm chuyện.

  • Vũ Gia Vinh 21-10-2022 08:49:31

    Đàn ông gì mà nhỏ nhặt , ích kỷ thế hả

  • Lee 20-10-2022 16:48:07

    Ai cũng muốn cuộc sống riêng của mình được tự do và thoải mái trong thế giới riêng của mình sau một ngày mệt mỏi vì công việc.
    Ghé thăm ba ngày thì OK. Chứ xem như trạm ghé. Tức nhiên là không thể chấp nhận được.
    Sorry ai cũng có gia đình và thân thuộc, nhưng phải biết tôn trọng cuộc sống riêng của người khác với.

  • Duy anh 20-10-2022 16:42:34

    Tâm lý chắc chắn ai cũng sẽ giống như bạn, nhỡ công việc chỉ nhờ ít ngày thôi, chứ triền miên hết người này lại người khác thì tâm lý chịu sao nổi.

  • Nhất 20-10-2022 16:26:16

    Tùy thôi! Có người thì bên ngoại,có người thì bên ngoại. Có người thì cả 2 vợ chồng đón cả gia đình dòng họ bên ngoại đến ở trong nhà của cha mẹ chồng mua đối xử như bát nước đầy, anh chị em bên ngoại tổ chức đánh bài ăn nhậu cả đêm nhưng vẫn cố gắng thức để phục vụ. Còn bà con bên nội đến thăm, biếu đặc sản rồi về trong ngày lại đối xử không ra gì! Chuyện đó là thường! Theo mình thì" Không sợ thiếu! Chỉ sợ không công bằng! Nên đối xử đồng đều 2 bên!"

  • Minh Hùng 18-10-2022 19:38:21

    Tôi chỉ mong có nhà ngoại lên ở cùng cho vợ vui mà ko được đây bác ơi

  • huyến 18-10-2022 15:17:19

    ki bo kẹt sỉ, đàn ông keo kiệt

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Vợ mang áp lực công việc về nhà

    Vợ mang áp lực công việc về nhà

    13-11-2024 06:22

    Chị rơi vào tình trạng về nhà rồi nhưng trong đầu óc chỉ nghĩ đến việc công ty. Một lời nói của đồng nghiệp cũng khiến chị mất ngủ.

  • Sống ảo để quên thực tại khó khăn?

    Sống ảo để quên thực tại khó khăn?

    12-11-2024 22:28

    Trên mạng xã hội, những người càng không quen biết nhau càng dễ ca tụng nhau bằng những lời có cánh.

  • Chồng vét tiền xây nhà cho cha mẹ người yêu cũ

    Chồng vét tiền xây nhà cho cha mẹ người yêu cũ

    12-11-2024 06:11

    Tôi thực sự bị tổn thương khi anh không ngừng lo lắng, chăm sóc, chu cấp cho gia đình cô ấy.

  • Anh chỉ yêu bản thân

    Anh chỉ yêu bản thân

    11-11-2024 17:58

    Sau ly hôn, cô bạn thân đưa chị đi gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu. Từ đây chị mới nhận ra, lâu nay mình bị chồng thao túng tâm lý.

  • Đàn ông và những ước mơ xưa

    Đàn ông và những ước mơ xưa

    11-11-2024 15:31

    Những gã trai vô tư ngày nào bỗng đùng một hôm thấy mình ngồi đây, đi qua bên kia sườn dốc cuộc đời với trăm điều dang dở.

  • Giận chồng trút hết lên đầu con

    Giận chồng trút hết lên đầu con

    11-11-2024 06:35

    Chị muốn con ghét anh, hận anh. Những lúc chồng vắng nhà, chị không tiếc lời kể tội anh.

  • Chuyện một bà nội coi thường cháu gái

    Chuyện một bà nội coi thường cháu gái

    10-11-2024 19:05

    Đứa cháu mà bà luôn coi thường chỉ vì là cháu gái giờ đã trở thành niềm tự hào trong mắt xóm giềng, bạn bè và thầy cô.

  • Những phút giây lạc lòng

    Những phút giây lạc lòng

    10-11-2024 16:30

    Tôi quyết định chấm dứt cuộc trò chuyện gây nghiện này. Khi Hưng nhắn tin, tôi trả lời khách sáo và luôn khoe chồng con...

  • Thương lại từ đầu

    Thương lại từ đầu

    10-11-2024 06:57

    Tờ đơn ly hôn đã 1 người ký sẵn, người kia cũng chẳng còn hy vọng gì nữa. Đúng lúc đó, con gái bị người yêu bỏ.

  • Mắc kẹt trong cuộc chiến giữa cha mẹ và vợ

    Mắc kẹt trong cuộc chiến giữa cha mẹ và vợ

    09-11-2024 12:03

    Tôi sợ ấu thơ của con bị đầu độc bởi những lời lẽ tiêu cực, thái độ thù địch giữa mẹ và ông bà nội...

  • Thèm tự do

    Thèm tự do

    09-11-2024 06:20

    Chưa chắc những người đang có chồng có vợ lại hài lòng với cuộc sống bằng những người độc thân hậu ly hôn.

  • Cãi nhau đúng cách

    Cãi nhau đúng cách

    08-11-2024 17:10

    Một đời bên nhau, nếu không có lúc tranh cãi, không có những giận hờn, chưa chắc đã là tốt.

  • Người mẹ bận rộn bị sốc vì “thất nghiệp”

    Người mẹ bận rộn bị sốc vì “thất nghiệp”

    08-11-2024 06:33

    Từ một người bận rộn, tôi trở nên nhàn rỗi khi các thành viên trong nhà dần vắng đi. Điều này khiến tôi thấy lạc lõng, khó thích nghi.

  • Sống ảo thì phải chấp nhận bị... soi

    Sống ảo thì phải chấp nhận bị... soi

    07-11-2024 17:10

    Chị đăng bài lên mạng để thu hút sự chú ý, rồi cay cú, hằn học với những bình luận trái chiều. Quả là trái khoáy, dám chơi mà không dám chịu!

  • Cơn sốt pickeball đã kéo tới xóm tôi

    Cơn sốt pickeball đã kéo tới xóm tôi

    07-11-2024 10:17

    Chồng Thủy đang tập thể hình ở câu lạc bộ gần nhà, nhưng đột nhiên lại nghỉ tập để sắm vợt, sắm giày hàng hiệu đi chơi pickleball...

  • Tình nguội

    Tình nguội

    07-11-2024 06:29

    Quả thật Quỳnh chưa từng cố gắng tưới tắm sinh khí cho ngôi nhà mình, bởi cô nghĩ hôn nhân lạnh nhạt không phải trách nhiệm của riêng cô.

  • Đợi mưa, đợi gió, đợi bình an

    Đợi mưa, đợi gió, đợi bình an

    06-11-2024 17:24

    Phải chăng đợi mưa, đợi gió và đi qua mưa, qua gió mới có thể đợi bình an?

  • Mệt mỏi giữ vỏ bọc

    Mệt mỏi giữ vỏ bọc

    06-11-2024 06:59

    Những cuộc hôn nhân hạnh phúc thì thường giống nhau, nhưng sự bất hạnh đằng sau tấm vỏ bọc hoàn hảo lại rất đa dạng.