Nhà thơ Hà Phương: Yêu chuyện tình các nhân vật lịch sử

17/12/2013 - 00:20

PNO - PN - Sau khi lên sóng, bộ phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ nhanh chóng được dư luận đánh giá là “đáng đồng tiền”. Một trong những ấn tượng của phim là ca khúc mở đầu Tình ngút ngàn đau của nhạc sĩ Quốc...

edf40wrjww2tblPage:Content

* Để viết được những lời ca da diết về mối tình mãnh liệt, bi tráng gắn chặt với một khúc quanh của lịch sử Đại Việt, hẳn chị đã phải “thấm” kịch bản ngay khi nó còn là bản thảo?

- Tôi vốn thích đọc truyện lịch sử từ khi còn bé. Càng lớn, tôi càng quan tâm đến những chuyện tình của các nhân vật lịch sử, dù nó chỉ thoáng hiện trong vài câu, vài dòng của chính sử. Ngày xưa, người ta yêu mãnh liệt lắm. Ngay như Hưng Đạo đại vương ngày trẻ cũng vì yêu mà cướp cô dâu của con một vị đại thần trong lúc cả kinh thành tưng bừng đèn hoa hôn lễ... Vì thế, khi anh Tuấn được mời tham gia viết kịch bản phim trong đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, anh ấy chọn nhân vật Trần Thủ Độ thời trẻ, khi còn là chàng trai đánh cá bên nàng thôn nữ Trần Thị Dung chăn tằm dệt cửi... Tôi thích lắm, nên tôi hào hứng tìm hiểu, thu thập những thông tin gắn với hai nhân vật này, lọc lựa lại rồi chuyển cho nhà tôi. Ban đầu kịch bản dành cho phim nhựa 90 phút với tên Trần Thủ Độ và người tình. Sau đó, được đề nghị làm phim video 10 tập, anh Tuấn bổ sung, viết lại. Thấy chuyện phim hấp dẫn quá, 10 tập thì phí, chưa xứng với tầm vóc lịch sử, lại đề nghị, yêu cầu, lại gỡ ra viết thành Thái sư Trần Thủ Độ 34 tập. Suốt từ năm 2006, tôi thẩm thấu tinh thần kịch bản đến từng cái nhăn mặt, cau mày của bà Đàm Thái hậu ấy chứ.

Nhà tho Hà Phuong: Yeu chuyẹn tình các nhan vạt lịch su

Vợ chồng nhà thơ Hà Phương, nhà văn - biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn

* Nguyên do nào khiến chị thích viết lời cho ca khúc phim lịch sử, cả phim Huyền sử thiên đô, lời ca khúc cũng là của chị?

- Đơn giản chỉ là các nhạc sĩ đã sáng tác rồi nhưng cảm thấy “chưa đã”, đạo diễn mới kêu gọi tôi làm thử xem sao. May nhờ thẩm thấu được tinh thần kịch bản nên lời thơ của tôi thổi bùng được cảm xúc của nhạc sĩ. Nếu là người khác, biết đâu lại hay hơn, cuốn hút hơn.

* Ít người biết nhà thơ Hà Phương đứng sau nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn trong sáng tác, giúp chồng thu thập tư liệu, cùng chọn đề tài, đọc, góp ý bản thảo… Chị nghĩ gì về phần việc thầm lặng của mình? Anh chị có đứng tên chung trong kịch bản nào chưa?

- Cũng như những người vợ khác thôi, ai chẳng chung lưng đấu cật với chồng mình. Nhờ cùng ngành nghề, cùng mối quan tâm, đồng cảm nên với chúng tôi, mọi việc thuận hơn. Chuyện cứ tự nhiên như thế, từ những ngày đầu tiên chung sống cho đến nay đã được 36 năm rồi. Tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản phim... nhiều lắm. Hạnh phúc khi được người đọc, người xem đồng cảm, thích thú, tâm đắc, chia sẻ và cũng “điên” lên khi tác phẩm của chồng mình bị bóp méo, quy chụp, bị “đánh” tơi tả... Tên mình được xuất hiện trên phần giới thiệu phim là ngoài sự mong đợi. Với tôi, hạnh phúc nhất là được đứng tên chung trong giấy khai sinh của các con. Đó mới là điều mãi mãi.

Nhà tho Hà Phuong: Yeu chuyẹn tình các nhan vạt lịch su

Nhà thơ Hà Phương (thứ hai từ trái sang) trên phim trường Thái sư Trần Thủ Độ

* Cảm xúc của chị khi gặp lại bộ phim mà mình đã cùng tham gia nhiều phần việc sau thời gian dài nó bị xếp cất?

- Vợ chồng tôi được xem duyệt ngay từ khi phim vừa hoàn thành những tập đầu, biết là phim đã thành công. Giống như mọi thành viên tham gia bộ phim này, chúng tôi mong muốn phim được công chiếu, nhưng toàn những va vấp không hiểu nổi, phim cứ nằm đó với không ít xét nét, nghi ngờ, móc ngoéo... Chúng tôi thương mình một phần, thương anh chị em làm phim còn nhiều hơn. Đổ bao tâm huyết, “sinh hạ” xong từ đời nào mà chẳng được nhìn mặt con tròn méo ra sao. Chúng tôi cứ bảo nhau: Cụ Trần Thủ Độ đời thực long đong lận đận; phim về cụ cũng lận đận, long đong... Tiếc thì cũng còn tiếc nhiều thứ, nhưng được thế này là tuyệt vời rồi.

* Có sự trùng hợp là hai bộ phim lịch sử quy mô Thái sư Trần Thủ Độ và Huyền sử thiên đô, cùng do tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn viết kịch bản, đều gặp phải biến cố. Theo sát công việc đoàn phim, chị chia sẻ điều đó thế nào?

- Nói chung là tự hào vì đã dám đương đầu với thử thách và đã vượt qua. Chẳng biết đến bao giờ mới lại làm được như thế nữa...

* Sắp đến, chị sẽ góp sức cùng nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn trong dự án nào? Còn công việc của riêng chị?

- Chúng tôi vừa được nghiệm thu kịch bản phim truyện truyền hình về nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành, một vị Bao Công của Việt Nam. Việc riêng? Dự định thì nhiều, mơ ước cũng lắm, nhưng “đẻ” được gì hay không, lại do... trời có thương không đã.

 Võ Tiến (thực hiện)

Tình ngút ngàn đau

Mặt trời lên
Rồi mặt trời lặn
Vương triều này lụi tàn
Vương triều lại bừng lên
Chỉ trái tim ta dành hết cho nhau mãi mãi

Ta nào thích công hầu danh tướng
Em nào thích lầu son gác tía
Nhưng vận nước thế thời phải thế
Thôi đành nuốt lệ chia ly

Nương dâu mãi xanh
Dòng sông mãi trôi
Tình ta ngút ngàn đau

Ngàn đời không quên
Chuyện chàng đánh cá
Bỏ lại quê xa
mối tình tàn tạ
Lạnh lùng xông pha gây dựng xã tắc
Tình là non sông mối tình chung

Mặt trời lên cao
trăng tà khuất núi
Tìm về nương dâu bến sông thuở nào
Bỏ lại sau lưng vương triều ngôi báu
Tìm về bên nhau
Mãi ngàn sau

(Ca khúc phim Thái sư Trần Thủ Độ
Phỏng thơ Hà Phương )

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI