Nhà nước nên trả tiền cho thiếu nhi xem kịch

24/05/2019 - 06:52

PNO - 'Một giải pháp nữa là đưa kịch vào những giờ ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, để giúp các em yêu thích, hiểu biết về kịch', đạo diễn-biên kịch Hoàng Duẩn

Đạo diễn - biên kịch Hoàng Duẩn: Phải có nhà hát phù hợp quy mô từng vở

Bài: Cấp cứu sân khấu cho thiếu nhi: Bây giờ hoặc không bao giờ

Tôi đi rất nhiều nước có làm SK cho trẻ em như Thụy Điển, Anh, Úc, Phần Lan… Riêng Thụy Điển, trên 50% nhà hát là dành cho thiếu nhi và các nhà hát được phân chia phù hợp với quy mô từng vở. Những vở diễn dành cho trẻ em được chia theo từng độ tuổi khác nhau, chẳng hạn từ 3-6 tuổi, từ 6-13 tuổi… Nhà hát trung ương Thụy Điển có đến 11 đoàn lưu diễn phục vụ trẻ em toàn quốc.

Nha nuoc nen tra tien cho thieu nhi xem kich

Mỗi năm, 60% người dân Thụy Điển được xem kịch miễn phí. Trong trường học có giáo viên dạy kịch như ở mình dạy môn âm nhạc, mỹ thuật vậy. Dạy trẻ yêu nghệ thuật là cách họ giáo dục thiếu nhi. Ở ta, tôi biết, Sở Văn hóa - Thể thao có chi tiền cho các suất diễn phục vụ miễn phí, nhưng là dành cho đối tượng người lớn, còn trẻ em thì không. Mỗi suất diễn như vậy được chi 6-8 triệu đồng. Với số tiền đó, làm sao có được những vở diễn hoành tráng như của SK Idecaf?

Xin nói thẳng, Nhà nước phải trả tiền cho thiếu nhi xem kịch và phân chia ra các cấp. Ví dụ năm nay SKTN chỉ diễn ở cấp I, năm sau diễn cho cấp II, năm tới diễn cho cấp III… Một giải pháp nữa là đưa kịch vào những giờ ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, để giúp các em yêu thích, hiểu biết về kịch. Tôi cũng đề xuất việc chuyển Nhà hát kịch TP.HCM thành nhà hát thiếu nhi, vì hiện nay các vở của Nhà hát kịch TP.HCM không thể cạnh tranh với các SK tư nhân. Nếu Nhà hát kịch TP.HCM tồn tại chỉ để cho thuê SK thì sao phải tốn tiền trả lương cho bộ máy nhân sự? Số tiền này, nếu mang đầu tư vào các vở diễn dành cho thiếu nhi thì hơn.

Đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn: Chi tiền cho người hưởng thụ 

Nha nuoc nen tra tien cho thieu nhi xem kich

Chúng ta không thiếu địa điểm biểu diễn SKTN, vì các nhà văn hóa, NTN, trường học cũng đều có thể trở thành điểm diễn. Cái chính là không có ngân sách nuôi lực lượng biểu diễn. HĐND TP.HCM cần có nghị quyết về vấn đề này. Phải chăm lo giải trí cho trẻ em với ngân sách cụ thể.

Có ngân sách, chúng ta có quyền đặt hàng và kiểm tra chặt chẽ đầu ra với các SK kịch, để đồng tiền sử dụng hiệu quả. Nên chi tiền kích thích người hưởng thụ bằng cách đó hơn là chi tiền để đào tạo đội ngũ sáng tác. 

Diễn viên Quang Thảo: Mấu chốt nằm ở khâu truyền thông

Chúng tôi là những người làm ra sản phẩm nghệ thuật, còn các anh chị làm ở nhà văn hóa, nhà thiếu nhi địa phương, quy tụ được thiếu nhi, thì các anh chị nên chủ động tìm đến chúng tôi, để đem sản phẩm về phục vụ các em, chứ không thể thụ động ngồi đợi. Chúng tôi đâu thể nào đến từng nơi để xin diễn được. Chúng ta muốn giáo dục trẻ em cái gì thì trước tiên phải tiếp cận chúng, cho nên yếu tố truyền thông rất quan trọng.

Nha nuoc nen tra tien cho thieu nhi xem kich

Bây giờ lên YouTube toàn thấy các clip hài. Sao chúng ta không có những clip về chương trình kịch dành cho thiếu nhi? Ngày xưa, Đài truyền hình TP.HCM có chương trình Những bông hoa nhỏ, Chuyện ngày xưa, nhờ vậy mà kịch thiếu nhi mới được lăng-xê, tạo nên tên tuổi của nhóm Líu Lo.

Các vở Ngày xửa ngày xưa tồn tại và được các em yêu thích bao nhiêu năm qua cũng nhờ một phần vào truyền thông. Bây giờ, những chương trình Trong nhà ngoài phố, Chuyện ngày xưa, Những bông hoa nhỏ… đều không còn nữa.

Phó chủ tịch Hội đồng đội TP.HCM Nguyễn Ngọc Nhung: Sẽ tích cực trao đổi thông tin

Trước nay, chúng ta thiếu thông tin cho nhau. Các đơn vị tổ chức biểu diễn thiếu thông tin tuyên truyền, quảng bá; còn phía các nhà thiếu nhi lại thiếu thông tin để liên hệ. Ở góc độ người phụ trách, chúng tôi thừa nhận mình còn thụ động trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến món ăn tinh thần để đem về phục vụ các em. Tuy nhiên, cũng có cái khó là SK của các nhà thiếu nhi quận, huyện, không phải nơi nào cũng đủ tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng.

Nha nuoc nen tra tien cho thieu nhi xem kich

Sắp tới, để tổ chức tốt sân chơi, SKTN rất cần sự phối hợp giữa đơn vị sản xuất biểu diễn với hội đồng đội các quận, huyện, để đưa những vở kịch hay hoặc những hoạt động giáo dục đến cho các em. Hè này, nếu các đơn vị biểu diễn có những chế độ ưu đãi gì dành cho thiếu nhi thì liên hệ với Hội đồng đội TP.HCM, chúng tôi sẽ tuyên truyền thông tin về địa phương.

Nhóm PV VHVN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI