Nhà máy nước trăm tỉ “đắp chiếu” hơn 10 năm

18/12/2024 - 12:40

PNO - Sau hơn 10 năm khởi công xây dựng, nhà máy nước có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng ở Nghệ An vẫn dang dở, um tùm cỏ dại.

Nhà máy nước huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ năm 2013 tại xã Nghĩa Bình cũ (nay là thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn) với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng. Dự án bao gồm trạm bơm cấp một và tuyến ống cấp nước thô dài hàng trăm mét từ sông Sào nối về nhà máy; khu xử lý công suất 5.000 m3/ngày đêm; mạng lưới cấp nước gồm đường ống truyền tải phân phối, dịch vụ và đấu nối vào các hộ gia đình.
Nhà máy nước huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ năm 2013 tại xã Nghĩa Bình cũ (nay là thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn) với tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng. Dự án bao gồm trạm bơm cấp một và tuyến ống cấp nước thô dài hàng trăm mét từ sông Sào nối về nhà máy; khu xử lý công suất 5.000m3/ngày đêm; mạng lưới cấp nước gồm đường ống truyền tải phân phối, dịch vụ và đấu nối vào các hộ gia đình.
Sau khi xây dựng được 2 dãy nhà và 2 bể chứa nước thô cùng trạm bơm bên cạnh sông Sào, dự án này tạm dừng rồi “đắp chiếu” từ đó đến nay do thiếu vốn.
Sau khi xây dựng được 2 dãy nhà và 2 bể chứa nước thô cùng trạm bơm bên cạnh sông Sào, dự án này tạm dừng rồi “đắp chiếu” từ đó đến nay do thiếu vốn.
Ông Trần Văn Sơn (57 tuổi, trú thị trấn Nghĩa Đàn) cho biết, do bỏ hoang quá lâu, một số cửa lắp đặt ở 2 dãy nhà đã bị lấy trộm. Khu vực nhà máy nước bỏ hoang rộng hàng ngàn m2 lâu nay trở thành bãi chăn thả trâu bò. “Chúng tôi đang phải dùng nước giếng khoan sinh hoạt, thỉnh thoảng nước bị phèn, không sử dụng được. Mong nhà máy nước sớm đi vào hoạt động để có nước sạch dùng cho yên tâm” - ông Sơn nói.
Ông Trần Văn Sơn (57 tuổi, trú thị trấn Nghĩa Đàn) cho biết, do bỏ hoang quá lâu, một số cửa lắp đặt ở 2 dãy nhà đã bị lấy trộm. Khu vực nhà máy nước bỏ hoang rộng hàng ngàn m2 lâu nay trở thành bãi chăn thả trâu bò. “Chúng tôi đang phải dùng nước giếng khoan sinh hoạt, thỉnh thoảng nước bị phèn, không sử dụng được. Mong nhà máy nước sớm đi vào hoạt động để có nước sạch dùng cho yên tâm” - ông Sơn nói.
Cửa ở 2 dãy nhà được xây bịt kín lại để ngăn trâu bò vào phá, phóng uế…
Cửa ở 2 dãy nhà được xây bịt kín lại để ngăn trâu bò vào phá, phóng uế…
Nhiều khu vực tường bên trong nhà bị ẩm mốc do nước mưa chảy vào.
Nhiều khu vực tường bên trong nhà bị ẩm mốc do nước mưa chảy vào.
Nhiều đoạn mương thoát nước quanh nhà máy bị hư hỏng, vỡ vụn.
Nhiều đoạn mương thoát nước quanh nhà máy bị hư hỏng, vỡ vụn.
Năm 2015, huyện Nghĩa Đàn đề xuất và được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận cho hình thức đầu tư đối với dự án từ đầu công sang BOT với mong muốn dự án sớm đi vào hoạt động, tránh lãng phí.
Năm 2015, huyện Nghĩa Đàn đề xuất và được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận cho hình thức đầu tư đối với dự án từ đầu công sang BOT với mong muốn dự án sớm đi vào hoạt động, tránh lãng phí.
Tuy nhiên, đến nay dự án này hiện vẫn chưa thể tái khởi động vì không thu hút được doanh nghiệp. Sau khi thay đổi hình thức đầu tư, một số nhà đầu tư từng về tìm hiểu dự án, song do gặp khó về nguồn nước thô nên không mấy mặn mà.
Tuy nhiên, đến nay dự án này hiện vẫn chưa thể tái khởi động vì không thu hút được doanh nghiệp. Sau khi thay đổi hình thức đầu tư, một số nhà đầu tư từng về tìm hiểu dự án, song do gặp khó về nguồn nước thô nên không mấy mặn mà.
Nguồn nước từ sông Sào, cách nhà máy chừng 1km không đảm bảo chất lượng nên nguồn nước đầu vào cho nhà máy được chuyển sang sông Hiếu (phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa). Tuy nhiên, nguồn nước đảm bảo chất lượng này lại nằm quá xa, cách nhà máy hơn 10km, phải làm trạm trung chuyển lắp đường ống dài khiến doanh nghiệp lo ngại thua lỗ khi vào đầu tư.
Nguồn nước từ sông Sào, cách nhà máy chừng 1km không đảm bảo chất lượng nên nguồn nước đầu vào cho nhà máy được chuyển sang sông Hiếu (phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa). Tuy nhiên, nguồn nước đảm bảo chất lượng này lại nằm quá xa, cách nhà máy hơn 10km, phải làm trạm trung chuyển lắp đường ống dài khiến doanh nghiệp lo ngại thua lỗ khi vào đầu tư.
Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết, huyện đang đề nghị các sở, ban ngành xem xét, hỗ trợ vị trí lấy nước thô hợp lý cấp cho để gỡ vướng mắc cho dự án. Đồng thời tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư hoàn thành nhà máy nước theo hình thức BOT.
Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết, huyện đang đề nghị các sở, ban ngành xem xét, hỗ trợ vị trí lấy nước thô hợp lý cấp cho để gỡ vướng mắc cho dự án. Đồng thời tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư hoàn thành nhà máy nước theo hình thức BOT.
Cùng tình trạng trên, dự án nhà máy cung cấp nước sạch xã Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) được khởi công xây dựng từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư gần 26 tỉ đồng. Đến nay, dự án này đã cơ bản hoàn thành, song vẫn chưa thể đi vào hoạt động do nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ kênh Hòa Cần không đủ nguồn nước.
Cùng tình trạng trên, dự án nhà máy cung cấp nước sạch xã Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) được khởi công xây dựng từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư gần 26 tỉ đồng. Đến nay, dự án này đã cơ bản hoàn thành, song vẫn chưa thể đi vào hoạt động do nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy được lấy từ kênh Hòa Cần không đủ nguồn nước.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI