Nhà khoa học Thụy Điển phát hiện siêu vi khuẩn đường ruột tại bệnh viện Việt Nam

21/07/2019 - 09:52

PNO - Nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Journal of Infection sử dụng dữ liệu từ hơn 2.200 bệnh nhân nhập viện ở 63 khoa khác nhau tại 12 bệnh viện trên khắp Việt Nam.

Nghiên cứu này được thực hiện chung giữa các nhà khoa học Thụy Điển và Việt Nam, phát hiện khoảng một nửa số bệnh nhân nhập viện tại Việt Nam mang vi khuẩn đường ruột đa kháng - chống lại cả nhóm kháng sinh rất mạnh.

Nghiên cứu được nhiều cơ quan hỗ trợ như: Viện Karolinska, Đại học Linköping, Vùng Östergötland, Quỹ Hợp tác quốc tế về Nghiên cứu và Giáo dục đại học (STINT), ReAct – Quỹ hành động về kháng kháng sinh và các bệnh viện tại Việt Nam.

Nha khoa hoc Thuy Dien phat hien sieu vi khuan duong ruot tai benh vien Viet Nam
 

Nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Journal of Infection sử dụng dữ liệu từ hơn 2.200 bệnh nhân nhập viện ở 63 khoa khác nhau tại 12 bệnh viện trên khắp Việt Nam.

Các nhà khoa học lấy gạc trực tràng từ các bệnh nhân để kiểm tra sự hiện diện của siêu vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae (CRE) và phát hiện các yếu tố rủi ro mắc bệnh bao gồm: ở lại bệnh viện lâu hơn và bị nhiễm trùng chéo trong thời gian lưu trú.

Lúc vừa nhập viện, chỉ 13% bệnh nhân (tỷ lệ 1/8 ca) là người mang mầm bệnh, nhưng con số này tăng lên 87% (tỷ lệ 7/8) sau 2 tuần nằm viện. Một yếu tố nguy cơ khác đáng quan tâm là bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng carbapenem - vốn ngừa được nhiều loại vi khuẩn. 

Trong nghiên cứu phụ trên 328 trẻ sơ sinh tại một đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, các tác giả chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong có liên quan đến việc mang mầm bệnh CRE và bị nhiễm trùng chéo trong bệnh viện (tỷ lệ odds 5,5, p <0,01).< p>

Nghiên cứu phụ này xem xét các bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất, những đứa trẻ mới sinh cần được chăm sóc đặc biệt và cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 5 lần ở những đối tượng bị nhiễm trùng chéo và là người mang vi khuẩn CRE đa kháng.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có một sự lây lan nhanh chóng vi khuẩn đường ruột đa kháng tại các bệnh viện Việt Nam trên bệnh nhân nhập viện.

Nha khoa hoc Thuy Dien phat hien sieu vi khuan duong ruot tai benh vien Viet Nam
Vi khuẩn đường ruột đa kháng có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và gây nhiễm trùng chéo nguy hiểm.

Giáo sư Håkan Hanberger - khoa Y học lâm sàng & Thử nghiệm, Đại học Linköping - cảnh báo: “Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy tỷ lệ vi khuẩn đường ruột đa kháng tại các bệnh viện Việt Nam khá cao. Bệnh nhân nằm viện càng lâu thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột kháng carbapenems (loại kháng sinh phổ rộng ngừa được nhiều loại vi khuẩn) càng cao”.

Do đó, khi các nhà khoa học phát hiện chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae (CRE) kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ rộng, điều đó có nghĩa là nhiễm trùng do những vi khuẩn này gây ra rất khó điều trị. Ngoài ra, chủng vi khuẩn này có thể truyền gen kháng kháng sinh cho các vi khuẩn khác. 

Vi khuẩn đường ruột lây lan dễ dàng, chẳng hạn như trên tay và đồ nội thất được sử dụng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Chúng gây ra nhiều loại nhiễm trùng, chủ yếu là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi.

Những vi khuẩn đường ruột đa kháng này đang lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt mức ưu tiên cao nhất cho các biện pháp kiểm soát sự lây lan của siêu vi khuẩn đường ruột và quá trình phát triển kháng sinh mới chống lại các vi khuẩn này.

Nha khoa hoc Thuy Dien phat hien sieu vi khuan duong ruot tai benh vien Viet Nam
Giáo sư Håkan Hanberger khuyến nghị Việt Nam cần có những biện pháp vệ sinh y tế tốt hơn để tránh lây truyền vi khuẩn kháng kháng sinh.

Sự lây lan rộng rãi của vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem cảnh báo ngành y tế phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để giảm lây truyền chéo, bằng cách cải thiện vệ sinh tay, sử dụng phương pháp làm việc vô trùng trong khi phẫu thuật và khi xử lý ống thông tĩnh mạch, cũng như cách ly bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn đường ruột đa kháng.

Điều quan trọng hơn là phải theo dõi bệnh nhân xuất viện, nhằm giảm sự lây lan của các vi khuẩn này trong dân số. Giáo sư Håkan Hanberger nói: “Nhưng ngay cả khi chúng ta thực hiện tất cả biện pháp trên, sẽ mất một thời gian dài để nguy cơ lây nhiễm giảm xuống mức độ có thể chấp nhận được”.

Với trường hợp của Thụy Điển, sự hiện diện của vi khuẩn kháng carbapenem cho đến nay là cực kỳ thấp.

Thụy Điển là một trong những quốc gia trên thế giới cực kỳ đề cao tình trạng nhiễm vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem. Ông Håkan Hanberger nhận xét: “Thụy Điển có thể trì hoãn sự lây lan bệnh lâu nhất, nhưng chúng tôi vẫn phải cải thiện vệ sinh trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình”.

Bảo Tùng 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI