Nhà có 2 "sếp tổng"

21/06/2023 - 05:57

PNO - Không dễ gì viết về chuyện riêng tư của các nhà báo. Họ làm báo, biết và viết nhiều chuyện thiên hạ nhưng khi xin viết về họ là thế nào cũng giãy nảy: “Thôi, thôi, có gì đâu mà viết?”.

 

Tấm ảnh anh Thọ vừa đưa lên Facebook với nội dung: “Cách đây 40 năm bọn mình trẻ hơn bây giờ. Mải lo hoàn chỉnh bản thảo để giao nhà xuất bản và ra sức làm nông, quên cả ngày cưới. Vài bữa nữa có sách kỷ niệm luôn cho tiện”
Tấm ảnh anh Thọ vừa đưa lên Facebook với nội dung: “Cách đây 40 năm bọn mình trẻ hơn bây giờ. Mải lo hoàn chỉnh bản thảo để giao nhà xuất bản và ra sức làm nông, quên cả ngày cưới. Vài bữa nữa có sách kỷ niệm luôn cho tiện”

Nhà có 4 người, có đến 3 người làm báo, mà toàn sếp lớn. Anh Nguyễn Quang Thọ - nguyên Tổng biên tập Báo Yêu trẻ; chị Nguyễn Thị Hằng Nga - nguyên Tổng biên tập Báo Người Lao Động, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, đại biểu Quốc hội; con gái Nguyễn Phan Thùy Dương - Chủ biên của tờ Elle-Decoration (Pháp) phiên bản tiếng Việt. Cô cũng là giảng viên Trường đại học Kiến trúc, RMIT. Chỉ có con trai Thăng Long tạt sang làm kinh doanh.

Tôi biết chị Nga khi chị còn là công nhân xí nghiệp dược ở Hà Nội. Vì thế tôi có thể tận dụng sự hiểu biết về họ như một người bạn, người chị thân thiết lâu đời, để lẳng lặng tìm hiểu và kể về một mối quan hệ, tình thương gia đình truyền thống đáng quý.

Có thể nói, làng báo và các ban ngành biết gia đình này không chỉ vì dòng họ: Chị Hằng Nga là cháu ruột của Đại tướng Mai Chí Thọ và của các vị Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện…

Do mẹ mất sớm nên chị được cậu Mai Chí Thọ nuôi như con. Họ nổi tiếng còn vì gia đình Nga - Thọ sống tốt. Họ có nhiều bạn bè bền lâu suốt nhiều thời kỳ, thương yêu giúp đỡ nhau, độ lượng. Dù Hằng Nga “làm sếp”, thẳng tính, sẵn sàng góp ý, thậm chí kỷ luật nhân viên, nhưng không bao giờ có chuyện thù ghét ai. Bây giờ, chính người xưa bị kỷ luật còn đến thăm, cảm động nhớ ơn vì chị đã đối với lính nghiêm khắc nhưng giàu tình thương, giúp họ  trưởng thành.

Hằng Nga đẹp người đẹp nết, hết lòng với công việc, với gia đình và bạn bè. Khi còn đương chức Phó tổng rồi Tổng biên tập Báo Người Lao Động, chị trực tiếp gầy dựng 3 văn phòng địa phương, trông coi cả nội dung tờ báo.

Chị vững vàng do trưởng thành từ cuộc sống vất vả, gần gũi người lao động và từng là phóng viên Báo Tuổi Trẻ, chịu khó học hành…

Chị tham gia nhiều nhiệm vụ trên mặt trận báo chí và công tác xã hội. Sau khi nghỉ hưu, chị hay đau ốm. Trong suốt mùa dịch COVID-19 nhiều lo lắng, phong tỏa, không ai dám đi đâu, mà cặp vợ chồng ấy vẫn tuần 3 ngày có mặt ở bệnh viện vì Nga phải chạy thận. Ông chồng luôn hiểu và càng thương những cơn nóng nảy bứt rứt của vợ - người đã cả đời chăm chỉ, hy sinh, “rất có uy, rất có công, rất thương chồng con”.

Anh Quang Thọ, chị Hằng Nga luôn vui vẻ bên nhau
Anh Quang Thọ, chị Hằng Nga luôn vui vẻ bên nhau

Chăm vợ, làm vườn, biên sách 

Tôi gợi chuyện sếp Thọ - chồng của Hằng Nga. Anh vốn là dân nghiên cứu ngôn ngữ, du học và công tác ở Đức nhiều năm. Anh thường giúp phiên dịch cho các đoàn trong nước đi công tác. Anh gặp Hằng Nga khi chị sang Đức học. Họ cưới nhau ở Đức và về nước. Sau khi chị sinh con gái, anh lại sang Đức làm việc, con 5 tuổi mới về.

Tôi hỏi anh Thọ xem anh nhận xét… sếp Nga thế nào? Trong nhà có tới 3 sếp báo thì sống với nhau có êm hòa không? Chăm vợ ốm thế nào?

Anh Thọ nói vui: “Đưa nhận xét về vợ cho nhà báo thì ai cũng dễ nghĩ là… nói dối thôi. Mà chăm vợ thế nào thì lại bị nói là kể công. Vợ chồng lúc cùng làm tổng biên tập thì một người phải lùi lại, dành ưu tiên cho người kia. Khi nào vợ về đến nhà thì… biết là vợ về. Không tranh cãi làm gì, không can thiệp vì mỗi người mỗi báo có nhiệm vụ, đối tượng, tiềm lực kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, cả hai luôn động viên, chia sẻ với nhau những lúc thành công cũng như lúc gặp khó khăn”.

Khi bị vợ càu nhàu, anh nghĩ gì? Chăm vợ “chuyên nghiệp” như thế nào? Anh nói: “Người đau bệnh luôn bứt rứt, khó chịu nên càu nhàu là bình thường. Chỉ nên tự nhủ và nói cho vợ biết: Trong 1 giờ đồng hồ mà không càu nhàu là bệnh đang nặng thêm đó”.

Tôi gợi chuyện: “Anh vừa nghiên cứu viết sách, vừa làm nông dân nuôi yến ở vườn Củ Chi, kiếm tiền nuôi vợ chạy thận đã 5 năm, lại vừa biết chiều thương vợ bệnh. Nghe có vẻ anh là đàn ông hiếm thấy”.

Anh Thọ bảo: “Đưa vợ đi lọc máu theo lịch thì cũng bình thường thôi. Chỉ căng thẳng nhất lúc dịch COVID-19. Khi vợ nằm bệnh viện thì đương nhiên chồng nằm cùng giường. Có 1 tuần, tôi nằm gầm giường Bệnh viện Chợ Rẫy. Rồi người ta ghép với 1 bệnh nhân khác, không nằm gầm giường được nữa, đành ngồi quạt cho vợ suốt đêm”. 

Bận rộn như vậy, nhưng nghe nói anh sắp xuất bản 1 cuốn sách nghiên cứu về ngôn ngữ được biên soạn rất công phu. Gặng hỏi, anh mới cho biết, sau nghỉ hưu, Nga còn dành 1 năm giúp VTC16 mở chi nhánh phía Nam. Còn anh chăm chỉ làm vườn nuôi yến và vẫn đam mê với ngữ văn Đức, dịch truyện ngắn, thơ, truyền thuyết  Đức của Grimm, dịch và đối chiếu thành ngữ tục ngữ Đức - Việt; sưu tầm, khảo cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt bị từ điển bỏ sót và trao đổi phần giải nghĩa nhiều mục từ sẽ in trong cuốn Người Việt nói tiếng Việt sắp ra mắt.

Cả tuần chăm vợ, cuối tuần anh về vườn nhỏ “cải tạo lao động”, thỉnh thoảng trốn vợ đi câu cá. “Tôi trước sau chỉ là một nông dân biết chữ thôi” - anh Thọ chốt lại.

Gia đình anh Quang Thọ, chị Hằng Nga và ông bà Mai Chí Thọ
Gia đình anh Quang Thọ, chị Hằng Nga và ông bà Mai Chí Thọ

Cha mẹ không phủ bóng lên đời con

Cô con gái Thùy Dương - du học Mỹ và Ý - 2 bằng thạc sĩ. Cô làm chủ biên ấn phẩm tiếng Việt của Elle-Decoration (có 20 ấn bản ở các quốc gia). Đó là ấn phẩm về thiết kế, văn hóa, lối sống.

Thùy Dương hay đi công tác nước ngoài, tham gia nhiều hoạt động truyền thông quốc tế. Hôm khai trương triển lãm đánh dấu 10 năm của Elle-Decoration tại Việt Nam, do cô phụ trách, rất đông bạn trẻ thích nghề nghệ thuật sáng tạo đến xem. Trong số khách đến sớm nhất có cả “lớp già” - bạn của ba mẹ và mẹ Nga được ba Thọ đẩy xe lăn tới dự.

Các con lớn, thành công trong xã hội mà về nhà vẫn ôm hôn mẹ, tắm rửa, nựng mẹ như… em bé. Con gái còn méc vui: “Hễ nói đến tập thể dục là mẹ… chuyển chủ đề”.

Không nói ra cái điều tất nhiên ta ngầm hiểu - là cha mẹ thế nào mới được tình yêu như thế, anh Thọ nói nguyên tắc vợ chồng anh “không phủ bóng lên đời con, mà dạy chúng sống bằng năng lực chính mình”. Cụ thể là “Không bao giờ đánh con. Không la rầy con khi bị điểm kém. Cấm con quay cóp. Không viết theo văn mẫu dù điểm cao hơn. Không hỏi con xếp thứ mấy trong lớp. Dạy con sống bằng năng lực của mình. 2 đứa con từ nhỏ hay đến cơ quan cha mẹ, vì vậy chúng dạn dĩ và có thói quen quan tâm các vấn đề xã hội, rồi tự tìm hướng thích hợp cho bản thân”.

Bạn bè còn mắc cười khi nhắc chuyện xưa như giai thoại khi chị Nga vừa sinh con gái đầu, chính bác sĩ nổi tiếng Ngọc Phượng đỡ đẻ. Con bé đỏ hỏn, mẹ chuẩn bị thiếu tã lót phải “gói con bằng… báo”.

Dù đau ốm, đi xe lăn do chồng con đẩy đưa, bám bệnh viện trường kỳ, nhưng gia đình Thọ - Nga luôn sống lạc quan và đông bạn bè yêu quý. Có người tạt qua, ghé nhà anh chị chỉ để cười nói, nhắc chuyện xưa, chuyện nay, kể chuyện con cái… tặng nhau chút quà nhỏ rồi ngồi với nhau ăn bữa cơm “gọi” nếu vội không nấu kịp. Đến để chỉ nhìn thấy nhau vui, khỏi hỏi câu lo lắng “có khỏe không?”.

Anh Thọ, chị Nga hay tổ chức những chuyến “về vườn” đơn giản với bạn thân đa phần là nhà báo đủ “triều đại” mới cũ. Ra về, chí chóe gọi, chào, chia rau quả - thứ mua ngoài chợ không thiếu, mà đây rộn rã cười vui chia hàng quý “của nhà trồng được”.

Nơi đại đô thị chập chùng phố xá, nhà cao tầng với các ô cửa đêm như một trời sao sa, bao nhiêu gia đình đang sống hạnh phúc hay bất hạnh, trong thời sự cuộc đời có tỉ thứ chuyện? Một “model gia đình” nhà báo gìn giữ được truyền thống đẹp của gia đình cách mạng chân chính, sống khiêm nhường, tích cực, chiến đấu với bệnh tật giữa cuộc đời đang quá nhiều thay đổi  bất ngờ về đạo đức và lối sống. 

Nguyễn Thị Ngọc Hải

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.