Nguyễn Thủy Tiên - Người thừa kế lạc quan và yêu thương

23/12/2015 - 08:12

PNO - Chị còn sống em sẽ làm công việc này với chị, nhưng chị mất, em sẽ ngừng lại. Tôi nói thế để chị biết chăm lo cho sức khỏe của mình.

Có lần, trong một cuộc trò chuyện với Thương Sobey (Người sáng lập Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam) qua điện thoại, cô nói với tôi dự định kết nối với báo Phụ Nữ làm những chương trình truyền hình phòng chống căn bệnh ung thư vú. Khi đó, đang ở nước ngoài chắc chắn sẽ cảm nhận được rằng mình sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa, Thương cười rất giòn và bảo tôi: "Chắc em không về được, những sẽ có người thay em làm việc ấy".

Tháng 3/2015, cô gái có tinh thần dũng cảm, ý chí và nghị lực mãnh liệt Thương Sobey ấy đã ra đi. Tháng 10 vừa qua, Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch Ngày hội Nơ hồng với tám hoạt động lớn. Người tổ chức điều hành chiến dịch là Nguyễn Thủy Tiên, em gái của Thương Sobey.

Lần đầu gặp Thủy Tiên, tôi giật mình vì sự giống nhau của hai chị em họ, vì cái đầu tròn cạo trọc của cô gái rất trẻ, khỏe và còn hơn nữa, vì tôi nhận ra tinh thần chiến đấu với căn bệnh ung thư vú của Thương Sobey đang cháy sáng trong người con gái này.

Trò chuyện với Thủy Tiên vào những ngày cuối năm 2015, sau chiến dịch Ngày hội Nơ hồng, tôi có thể cảm nhận rất rõ rằng, cô đã gần như kiệt sức. Thế nhưng, ngồi dậy được sau vài ngày vùi vào góc một căn gác trọ nhỏ, cô đã mỉm cười đầy tự tin và can đảm.

Nguyen Thuy Tien - Nguoi thua ke lac quan va yeu thuong
Nguyễn Thủy Tiên

PV: Nếu không có việc chị gái Thương Sobey bị mắc căn bệnh ung thư vú, chắc cuộc sống của chị cho đến giờ phút này hoàn toàn khác?

Nguyễn Thủy Tiên: Trước khi phát hiện bệnh của chị, tôi đang sống, học tập tại Đà Lạt. Gia đình không có khả năng chu cấp nên tôi vừa đi học, vừa đi làm. Tôi mê thành phố Đà Lạt vì cuộc sống và con người hiền hòa. Tôi quyết định sẽ lập nghiệp nơi đây, mua nhà cửa, đưa bố mẹ vào sống cùng.

Cuối năm 2012, tôi ra Bắc giúp chị Thương chuẩn bị đám cưới, hay nói đúng hơn là tôi hỗ trợ tổ chức đám cưới cho chị và anh vì anh không có ai ở Việt Nam giúp. Tôi phải tự chuẩn bị hết mọi việc từ đặt hoa, lo xe, thuê đồ đạc, thuê nhân viên trang điểm… Rồi cũng chính tôi là người chở chị đi lấy kết quả xét nghiệm ở bệnh viện vào ngày 20/10. Kết quả xét nghiệm ấy đã thay đổi không chỉ cuộc đời chị tôi mà cả cuộc đời tôi. Tôi đã quên đi Đà Lạt, quên đi ý định lập nghiệp, xây dựng cuộc sống ở đó.

* Chị từ bỏ ước mơ, dự định của mình để đi cùng với chị gái trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư vú. Sau khi chị gái qua đời, chị vẫn tiếp tục con đường đó…

- Trước khi chị Thương phát hiện bệnh, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bỏ nghề luật để tham gia vào những hoạt động cộng đồng phi lợi nhuận. Khi nhìn thấy chị bệnh nhưng vẫn lao đầu vào làm những công việc gây dựng Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam với mục tiêu giúp đỡ những phụ nữ bị bệnh giống mình và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, quên cả lo cho chính mình, tôi và cả gia đình đã phản đối. Tất cả chúng tôi quyết định không giúp chị, để mặc chị một mình, may ra chị sẽ bỏ cuộc. Thế nhưng chị vẫn làm, còn làm nhiều hơn, thế là tôi không thể đứng ngoài cuộc.

Khi đó, tôi đã từng nói với chị: Chị còn sống em sẽ làm công việc này với chị, nhưng khi chị mất, em sẽ ngừng lại. Tôi nói thế để chị biết mà chăm sóc lo lắng cho sức khỏe của chính mình. Thế nhưng chị chỉ cười.

Ngày chị Thương ra đi, tôi đã tự hỏi mình: bây giờ mình muốn làm gì đây? Tôi thật sự không biết. Chỉ có điều cách đây không lâu, khi có một tình nguyện viên của Mạng lưới Ung thư vú nói với tôi rằng, nếu tôi không làm gì đó, có một ngày người ta sẽ quên chị Thương. Tôi thấy đau lắm.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI