Nguyễn Quang Thân - Một nhà văn dấn thân

07/03/2017 - 09:24

PNO - Vĩnh biệt Nguyễn Quang Thân (1936-2017), trong tôi lại sống dậy suy nghĩ về những thế hệ nhà văn luôn thể hiện ý thức công dân trên từng trang viết.

Lật lại lịch sử văn học nước nhà, có một điều dễ dàng nhận ra: nhà văn không chỉ “sống” với văn chương mà còn phải đau đáu với “thập loại chúng sinh” ngay từ trong đời thường. Nói cách khác, đã nhà văn thì anh không thể đứng ngoài thời cuộc.

Nguyen Quang Than -  Mot nha van dan than
Nhà văn Nguyễn Quang Thân bên vợ là nhà văn Dạ Ngân

 1. Với sự nhạy bén, trăn trở và quan tâm đến số phận con người trong việc dựng lên hình mẫu của nhân vật; nếu có tâm, có tài, nhà văn phải sống trọn vẹn với khoảnh khắc ấy. Có người chỉ lấy chất liệu để đưa vào tác phẩm; có người lại thể hiện bằng phong cách báo chí - một vũ khí sắc bén nhằm chuyển tải kịp thời thông điệp của mình đến bạn đọc. Nguyễn Quang Thân thuộc dạng thứ hai. Tâm thế ấy của anh rất gần với các bậc tiền bối Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Vũ Bằng, Phan Khôi, Nguyễn An Ninh… của làng báo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Từ năm 1995, lúc vợ chồng anh còn ở Hà Nội, Ban biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM đã mời anh cộng tác chuyên mục (sau này đổi thành ). Do sự phân công của tòa soạn, tôi là người chịu trách nhiệm trao đổi đề tài cùng anh. Sức viết của anh thật ghê gớm, tuần nào anh cũng có bài bình luận về mọi vấn đề liên quan đến văn hóa nghệ thuật. Lúc ấy, suy nghĩ của anh đã bắt đầu ít nhiều “lấn” sang lĩnh vực xã hội. Viết đều đặn cho chuyên mục này chừng ba năm, anh tạm ngưng, bởi lẽ công việc sáng tác tiểu thuyết, kịch bản phim đòi hỏi anh phải dành nhiều thời gian hơn.

Rồi sau này, khi vào ở hẳn tại TP.HCM, anh lại chính thức viết ròng rã nhiều năm liền cho chuyên mục (Phụ Nữ thứ sáu) - đề cập đến vấn đề rộng và sâu hơn về thời cuộc. Chính từ “diễn đàn” này, tầm vóc và vai trò công dân của nhà văn Nguyễn Quang Thân càng được bạn đọc biết đến rộng rãi hơn.

Đã đứng tên chuyên mục thì buộc phải viết, dẫu “cụt hứng” cũng phải tìm đề tài, tạo ra cảm hứng mà viết. Viết trối chết. Viết nhẩn nha. Viết cay đắng. Viết sung sướng. Viết như thế nào hoàn toàn phụ thuộc theo dòng thời sự mỗi ngày. Nếu không chuẩn bị tâm thế ấy, khó có thể đi hết một chặng đường dài. Nói như thế để thấy cái nghề cầm bút nhọc nhằn, bận rộn biết bao.

Mà nghĩ cho cùng, sự nhọc nhằn ấy có là gì đâu, đã họa sĩ thì vẽ, đã nhà văn thì viết, dễ thôi mà, nhưng cái khó nhất là khi đối mặt với thời cuộc.

2. Ở Nguyễn Quang Thân là một sự rạch ròi, thẳng thắn, không phải uốn éo nói cho có. Đọc lại những bài viết trong chuyên mục từ nhiều năm trước, tôi nhận ra dẫu sự việc cụ thể đã đi qua nhưng suy ngẫm của anh vẫn còn có ý nghĩa thời sự.

Có thể nêu một vài thí dụ, chẳng hạn, bàn về vấn đề nhân tài, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi: “Chọn người tài chớ không chọn người nhà”; từ năm 2011, Nguyễn Quang Thân đã đặt vấn đề và anh trả lời: “( - 9/9/2011).

Với cái ác đã và đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, sự trừng phạt kẻ thủ ác là đúng, nhưng theo anh vẫn chưa đủ, phải là “( - 28/8/2011).

Một trong những điều gần như xuyên suốt trong các bài bình luận về thời cuộc, theo tôi, đáng ghi nhận, đáng quý nhất nhất ở chỗ Nguyễn Quang Thân luôn đứng từ góc nhìn và đau đáu cùng tâm thế người dân nghèo.

Nhờ đó, anh đã nhìn ra “:

Và nhà văn Nguyễn Quang Thân lý giải: ( - 15/11/2013).

Và cũng từ phía nhân dân, khi chứng kiến tấm lòng người dân trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh đã viết một câu rất hay: (PN - 11/10/2013)

Khó có thể liệt kê hết các bài báo của anh đã viết ròng rã mười năm trời trên báo Phụ Nữ TP.HCM, đó là chưa kể in ở các báo khác.

3. Tôi đồ rằng, với nhiều nhà văn, trong đó có Nguyễn Quang Thân, khi cất lên tiếng nói phản biện, chính là lúc họ làm sống lại lời cảnh báo của văn hào Somerset Maugham (1874-1965):

Chiến đấu chống lại sự vô cảm ấy, chỉ là trách nhiệm của mỗi nhà văn? Không đâu. Điều đáng mừng là đồng hành cùng nhiều tầng lớp khác,  nhà văn Nguyễn Quang Thân đã tham dự với tư cách người trong cuộc để cất lên tiếng nói có trách nhiệm. Mà trách nhiệm ấy, thôi thúc từ mệnh lệnh của một ngòi bút luôn hướng đến sự hoàn thiện, tốt đẹp trong xã hội mà chúng ta đang sống.

Vĩnh biệt anh, nhà văn Nguyễn Quang Thân - một nhà văn dấn thân.

Lê Minh Quốc 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI