PNO - Ngồi sau xe của nhiếp ảnh gia Thế Phong rong ruổi phố phường Sài Gòn dịp giãn cách xã hội, ca sĩ Phi Hùng nhìn thành phố bằng một cảm xúc rất khác.
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong vừa khai mạc triển lãm cá nhân và ra mắt bộ sách ảnh mang tên Sài Gòn COVID-19. Đây là triển lãm ảnh lần thứ 14 và tập sách ảnh thứ 9 trong sự nghiệp của anh.
So với nhiều bộ ảnh từng chụp về Sài Gòn, Sài Gòn COVID-19 được nhiếp ảnh gia Thế Phong thực hiện trong khoảng thời gian đặc biệt hơn cả. Đó là lần đầu tiên, anh chứng kiến hình ảnh một thành phố vốn đông đúc, luôn nhộn nhịp trở nên vắng vẻ lạ thường. Thoáng trong nhịp sống khác lạ ấy là không khí bình yên nhưng đầy âu lo.
Cuốn Sài Gòn COVID-19 tập hợp 101 bức ảnh chụp lại nhịp sống của thành phố trong những ngày "bình thường mới" |
Trong nhiều lần rong ruổi khắp phố phường để tận mắt ghi lại những hình ảnh đặc biệt, nhiếp ảnh gia Thế Phong mời ca sĩ Phi Hùng làm bạn đồng hành. Cả hai cùng đi đến một số điểm thường được xem là đông đúc, nhộn nhịp nhất của Sài Gòn để cảm nhận rõ sự khác lạ khi một thành phố sầm uất vắng đi lượng người xe tấp nập ngược xuôi như thường nhật.
Ngay khi trên chiếc xe cùng nhiếp ảnh gia Thế Phong tác nghiệp, ca sĩ Phi Hùng đã ngân nga vài ba giai điệu, hình thành ý tưởng viết một ca khúc. Về sau, khi được nghe nhiều hơn về dự án sách ảnh của nhiếp ảnh gia Thế Phong cũng như tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện về cuộc sống của người vô gia cư, phải chật vật trong dịch COVID-19, ca sĩ Phi Hùng sáng tác nên ca khúc Có một Sài Gòn như thế.
Ca sĩ Phi Hùng có mặt tại buổi khai mạc triển lãm kết hợp ra mắt sách ảnh của nhiếp ảnh gia Thế Phong |
"Khi cùng nhiếp ảnh gia Thế Phong nhìn ngắm đường phố Sài Gòn, trong tôi dâng lên nhiều cảm xúc khó tả. Một vẻ bình yên, vắng lặng phủ lên thành phố nhưng tôi biết đằng sau đó là vô số những mối lo vô hình khác. Tôi muốn gửi tặng ca khúc đến anh Thế Phong như một lời cảm ơn anh - một "ký giả" của thành phố, đã kịp thời ghi lại nhiều hình ảnh đặc biệt", ca sĩ Phi Hùng chia sẻ.
Trong ca khúc, Phi Hùng chọn hình ảnh nụ cười như một thông điệp muốn chuyển tải đến khán giả rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, nếu bạn vẫn nở nụ cười, vẫn lạc quan, tin vào cuộc sống thì mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Các ảnh được bố trí theo nhóm để người xem dễ theo dõi |
Ca sĩ Phi Hùng đã mời nhiều nghệ sĩ cùng tham gia ghi hình ca khúc như: NSƯT Lê Thiện, NSND Kim Xuân, hoa hậu Hương Giang, nhà thiết kế Sỹ Hoàng... Ngoài ra, MV còn có sự xuất hiện của một số gương mặt đặc biệt như vận động viên khuyết tật Hồng Lợi, nhóm cắt tóc từ thiện 4 Rau Academy, một số tiểu thương chợ Tân Định...
Trở lại với sách ảnh Sài Gòn COVID-19, cuốn sách bao gồm 101 bức ảnh được chọn lọc từ hơn 2.000 tấm ảnh. Nhiếp ảnh gia Thế Phong bắt đầu ghi lại hình ảnh Sài Gòn khác lạ từ tháng 1/2020. Trong đợt giãn cách xã hội kéo dài 22 ngày trong tháng 4, thay vì túc tắc ngược xuôi, hành trình "khám phá" Sài Gòn của nhiếp ảnh gia Thế Phong vất vả hơn khi bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn.
Ca sĩ Phi Hùng và nhiếp ảnh gia Thế Phong đều có nhiều cảm hứng sáng tác trong đợt dịch COVID-19. Cho đến nay, ca sĩ Phi Hùng đã thực hiện 3 ca khúc cổ vũ tinh thần lực lượng tuyến đầu chống dịch, Có một Sài Gòn như thế là ca khúc thứ 4 được sáng tác trong dịp này. |
Tại không gian triển lãm, chỉ có 80/101 bức ảnh được tác giả chọn lựa để giới thiệu đến khán giả. Các bức ảnh được bố cục theo từng nhóm ảnh khác nhau để người xem tiện theo dõi. Triển lãm kéo dài từ ngày 1 - 6/10/2020 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TPHCM.
Một số hình ảnh được in trong sách ảnh:
Khung cảnh vắng vẻ bên hông chợ Bến Thành được nhiếp ảnh gia Thế Phong chụp lại |
Nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ người dân bằng các hình thức khác nhau trong đợt dịch COVID-19 cũng được ghi lại |
Đây là những hình ảnh khó quên đối với người dân cả nước nói chung và Sài Gòn nói riêng |
MV Có một Sài Gòn như thế - Sáng tác Nguyễn Phi Hùng
|
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.