Nguyễn Du trên đường gió bụi

24/09/2013 - 10:28

PNO - PNO - Lâu nay, đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu viết về cuộc đời thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nguyễn Du trên đường gió bụi (NXB Văn Học) của nhà văn Hoàng Khôi là tác phẩm mới nhất trên thị trường sách.

edf40wrjww2tblPage:Content

Với thi hào Nguyễn Du, chúng ta biết ông cất tiếng khóc chào đời tại kinh đô Thăng long (Hà Nội) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Lam liệp hộ. Thân phụ Nguyễn Du là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm - một nhà thơ, nhà sử học lừng danh, từng giữ chức Tể tướng rồi làm Thượng thư bộ Hộ ngất ngưởng trên danh vọng.

Nguyen Du tren duong gio bui

Thời niên thiếu, Nguyễn Du sống tại kinh thành Thăng Long trong gia đình đại quý tộc. Sau này, cháu ruột Nguyễn Du là nhà thơ Nguyễn Hành  có cho biết lúc ấy: “Trước cửa, những người xe ngựa võng lọng chầu chực hàng ngày; trong nhà, hạng nô bộc cũng được ăn thịt, mặc áo gấm”. Thế nhưng, Nguyễn Du sống trong nhung lụa không dài. Năm ông lên 10 thì cha mất, năm 12 tuổi thì mẹ cũng về suối vàng, phải về sống với ông anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Lúc này, ông Khản đang giữ chức Tả thị lang bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây, nhưng chỉ vài năm sau thì cơ nghiệp này cũng “bèo dạt mây trôi”:

Trong tác phẩm Nguyễn Du trên đường gió bụi, nhà văn Hoàng Khôi khai thác Nguyễn Du trong vòng mười năm gió bụi ấy.

Lúc ấy, Nguyễn Du về Thái Bình và đã sống ra sao? Điều này có ảnh hưởng gì đến sáng tác hay không? Văn học sử cũng từng đặt nghi vấn về mối tình Nguyễn Du với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Theo tác giả, trong khoảng thời gian đó: “Càng cô đơn, ông chỉ một cách là làm thơ. Những ngày này ông nhớ tới Xuân Hương rất nhiều. Một đêm, Nguyễn Du mơ thấy Xuân Hương tìm gặp mình ở một bến sông. Xuân Hương kể lể với Nguyễn Du về những nỗi nhớ mong, nhất là trong những ngày đau ốm. Nàng vẫn đẹp nhưng trên đường tới đây trải nhiều vất vả nên sắc phục có phần không gọn gàng. Nguyễn Du thấy rất thương Xuân Hương nhưng chưa kịp nói điều gì thì một cơn gió lạnh thổi đến, sực tỉnh! Phần còn lại của đêm ấy, Nguyễn Du viết liên tiếp hai bài thơ”. Những bài thơ này, nhà văn Hoàng Khôi có dẫn chứng:

Dòng nước ngày đêm chảy

Người đi biệt vân mòng

Bao năm không gặp mặt

Lấy gì khuây nhớ mong?

Không những thế, sau khi Gia Long lên ngôi, việc Nguyễn Du ra làm quan nhà Nguyễn có phải tự nguyện hay sự ép buộc nào đó? Tập sách này cũng góp phần “giải mã” Nguyễn Du đã sáng tác Truyện Kiều ở thời điểm nào? Tại sao nhiều bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du viết về cảnh vật, con người Trung Hoa lại không trùng với con đường mà ông đi sứ?

Nhà văn Hoàng Khôi cho biết, ông viết Nguyễn Du trên đường gió bụi là nhằm bày tỏ tình yêu đối với thi hào nổi tiếng của dân tộc.

K.L
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI