PNO - Hàng loạt trẻ nhập viện cấp cứu với dấu hiệu ngộ độc cấp tính sau khi sử dụng các loại thuốc cam thảo dược. Đặc biệt, những loại thảo dược này chưa hề được kiểm định hay chứng nhận chất lượng.
Hàng loạt trẻ nhập viện cấp cứu với dấu hiệu ngộ độc cấp tính sau khi sử dụng các loại thuốc cam thảo dược. Đặc biệt, những loại thảo dược này chưa hề được kiểm định hay chứng nhận chất lượng.
Ngộ độc thảo dược ở trẻ em trở nên phổ biến trong những năm gần đây khi liên tục báo chí đưa tin. Theo thống kê của Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 2011-2016, trong số gần 2.800 trẻ em đến khám tại trung tâm nghi ngộ độc chì, có gần 900 em có chì máu cao hơn ngưỡng an toàn của Việt Nam (trên 10 mcg/dL), trong số này đã có 2 trẻ em tử vong. Tất nhiên, những cháu còn lại cũng chịu ảnh hưởng tới thần kinh, tim mạch, gan thận… do lượng chì trong máu tồn dư lâu dài.
Tuy nhiên, chì không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ngộ độc cấp tính, hay ngộ độc mạn tính ở trẻ khi sử dụng các loại thuốc thảo dược không chuẩn hóa. Sau đây là một số “thủ phạm giấu mặt” khác có trong thảo dược không chuẩn hóa.
Kim loại nặng
Qua phân tích và thu mẫu nhiều loại thảo dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, các chuyên gia phát hiện nhiều kim loại nặng khác nhau như Chì, Thủy ngân, Asen. Đây đều là những độc tố có thể gây độc cấp tính trên trẻ nếu hàm lượng quá cao. Biểu hiện ngộ độc cấp tính kim loại nặng là kích thích thần kinh, cơn co giật, suy gan, suy thận… thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Trẻ bị ngộ độc thảo dược
Nếu hàm lượng kim loại nặng không đủ gây ngộ độc cấp tính, chúng vẫn có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng vĩnh viễn tới sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, tới chức năng bình thường của gan thận, và gây ra các bệnh lý tim mạch khi trẻ lớn lên. Các biểu hiện ngộ độc mạn tính thường không rõ ràng nên khó phát hiện được, chính vì vậy, chúng trở thành nguy cơ tiềm ẩn lâu dài nếu phụ huynh lạm dụng các loại thảo dược chưa chuẩn hóa cho trẻ.
Độc tố nấm mốc
Nấm mốc làm giảm chất lượng dược liệu, tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệu, tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin trong dược liệu. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan). Các loại dược liệu nếu không có quy trình nghiêm ngặt từ khâu thu hái, chế biến, bảo quản, đều rơi vào tình trạng nhiễm loại độc tố này.
Các độc tố khác
Việt Nam, nơi đang sử dụng tới 90% thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, gặp nhiều vấn đề về quản lý chất lượng. Tuy nhiên, không chỉ riêng tại Việt Nam, theo dữ liệu của tổ chức Hòa Bình Xanh Toàn Cầu (Green Pace), các dược liệu Trung Quốc đều nhiễm thuốc trừ sâu với tỷ lệ cao. Tại Canada, những kiểm tra đánh giá về chất lượng dược liệu cho thấy hầu hết các dược liệu Trung Quốc đều có hàm lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Một số loại dược liệu có thể định lượng rõ ràng hàm lượng thuốc BVTV như kim ngân hoa với 24mg thuốc BVTV/ 1gr dược liệu, gấp 100 lần giới hạn cho phép.
Nhiều thảo dược chưa được kiểm định bị nhiễm chất độc
Tại Việt Nam, trong 65 mẫu dược liệu được nghiên cứu 85% phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Chưa kể, Organophosphate, một loại thuốc trừ sâu phổ biến được sử dụng trong ngành nông nghiệp có thể dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ 8-15 tuổi.
Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng thảo dược cho bé
Chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng.
Chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược chuẩn hóa từ các nhà cung cấp uy tín.
Kiểm tra tiêu chuẩn sản xuất của nhà cung cấp sản phẩm, nên ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp sản phẩm có tiêu chuẩn cao, nghiêm ngặt hàng đầu trên thế giới như tiêu chuẩn sản xuất GMP do FDA Hoa Kỳ cấp.
Không lựa chọn các sản phẩm thảo dược chỉ theo truyền miệng mà không có đăng ký với Bộ Y Tế.
Thảo dược chuẩn hóa châu Âu là một trong những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại châu Âu và trên thế giới. Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính đột phá về tính hiệu quả và an toàn cho trẻ em tại Việt Nam trong thời gian gần đây, hiện nay được nhiều chuyên gia và phụ huynh tin tưởng sử dụng.
Trước thực trạng quản lý, kiểm định nước sinh hoạt ở chung cư còn nhiều bất cập khiến chất lượng nước chưa bảo đảm, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp.