PNO - Ngày 9/2, tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, phường An Tây (TP. Huế) đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Từ nhiều năm nay, đền Huyền Trân công chúa ở núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế luôn là điểm đến của khách hành hương vào mỗi độ xuân về tết đến - Ảnh: Visit Hue |
Trong đó lễ hội đền Huyền Trân cùng chuỗi các hoạt động đầu xuân Nhâm Dần 2022 thể hiện giá trị văn hóa Việt, bừng lên những khát vọng cùng quyết tâm nỗ lực để xây dựng quê hương Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước. |
Lễ hội đền Huyền Trân diễn ra trong hai ngày 8 và 9/2, với nhiều hoạt động đặc sắc. |
Sau phần lễ và nghi thức đánh trống khai hội, lãnh đạo địa phương cùng đông đảo người dân, du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, Công chúa Huyền Trân cùng những bậc tiền nhân có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước. |
Mở đầu lễ hội là chương trình nghệ thuật tưởng nhớ công lao to lớn của Công chúa Huyền Trân - ái nữ của vua Trần Nhân Tông, người đã dấn thân, hy sinh tình riêng để góp công lập nên vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên-Huế. |
Đây cũng là hoạt động kích cầu du lịch đầu năm của tỉnh Thừa Thiên - Huế với tiêu chí "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trong tình hình mới. |
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết lễ hội đền Huyền Trân với ý nghĩa sâu sắc “ngưỡng vọng tiền nhân” - những người đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc là Hoàng đế - Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những người có vai trò quyết định để cách đây 715 năm, Đại Việt có thêm hai châu Ô Lý/Thuận Hóa vuông ngàn dặm, kéo dài từ đất Quảng Trị đến sông Thu Bồn (Quảng Nam), trong đó có xứ Huế hiện nay. |
Tại lễ hội có nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc sắc. |
Bên cạnh đó là triển lãm Di sản cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa, biểu diễn võ thuật cổ truyền, thư pháp, trình diễn các nghề thủ công truyền thống. |
Biểu diễn Ca Huế tại đền Huyền Trân |
Du khách trẩy hội đền Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, TP. Huế xuân Nhâm Dần 2022. |
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế dâng hương tưởng niệm, ghi nhớ công đức của Huyền Trân công chúa. |
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dâng hương tại đền thờ Huyền Trân công chúa. |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ hội đền Huyền Trân xuân Nhâm Dần 2022. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.