Người phụ nữ mắc phải bệnh lao sau khi bị tiêm nhầm vắc-xin

27/03/2025 - 11:17

PNO - Một người phụ nữ đã mắc phải bệnh lao sau khi bị tiêm nhầm vắc-xin.

Bệnh lao gây nhiễm trùng phổi, nhưng trong trường hợp này, bệnh nhân khỏe mạnh lại thiết bị ở cánh tay do tiêm-xin là sai cách
Bệnh lao gây nhiễm trùng phổi, nhưng trong trường hợp này, bệnh nhân khỏe mạnh lại thiết bị ở cánh tay do tiêm vắc-xin là sai cách

Người phụ nữ đến từ Ireland 30 tuổi khỏe mạnh đã đến phòng khám để tiêm vắc-xin phòng sởi, quai bị và rubella (MMR). Tuy nhiên, thay vì tiêm MMR, người phụ nữ này đã bị tiêm vắc-xin phòng bệnh lao.

Vắc-xin phòng lao thường được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh, khiến các tác dụng phụ thường gặp hơn ở nhóm trẻ này.

Các biến chứng nghiêm trọng của vắc-xin phòng bệnh lao Bacillus Calmette-Guérin (BCG), đặc biệt là ở những người khỏe mạnh, rất hiếm gặp, chỉ có khoảng 1-10% người tiêm được ghi nhận trong tài liệu y khoa gặp phải các biến chứng này.

Những biến chứng này có thể nhẹ - phồng rộp tại vị trí tiêm và sưng - cho đến các tổn thương đe dọa tính mạng ở phổi, gan hoặc lá lách, viêm xương và nhiễm trùng lan rộng.

Bệnh nhân này đã phát triển một ổ áp xe có mủ rỉ ra tại vị trí trên cánh tay nơi cô được tiêm. Sau nhiều tuần các bác sĩ vật lộn để xác định nguyên nhân, kết quả xét nghiệm cho thấy người phụ nữ này có vi khuẩn gây bệnh lao trong cơ thể - có thể là do chủng vi khuẩn phổ biến hơn ở gia súc - được sử dụng ở dạng yếu để sản xuất vắc-xin.

Vắc-xin BCG đã được tiêm không đúng cách vào cơ, mặc dù nó phải được tiêm dưới da. Vì BCG chứa vi khuẩn, không phải vi-rút như mũi tiêm MMR, nên việc tiêm vào cơ khiến vi khuẩn lây lan không kiểm soát, dẫn đến nhiễm trùng ở cơ delta.

Các bác sĩ báo cáo trường hợp này cho biết: "Việc tiêm vắc-xin BCG theo đường tiêm bắp thường là hậu quả của sai sót và có thể dẫn đến các biến chứng hiếm gặp và có thể phòng ngừa được, ngay cả ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường".

Vắc-xin phòng lao, có chứa dạng vi khuẩn Mycobacterium bovis đã được làm yếu, được tiêm ngay dưới da để kích hoạt phản ứng miễn dịch tại chỗ, trong đó vi khuẩn có thể kích thích khả năng miễn dịch mà không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Các loại vi-rút dùng để sản xuất vắc-xin như MMR sẽ nhân lên bên trong tế bào khi được tiêm vào cơ, nhưng vi khuẩn dùng để sản xuất vắc-xin BCG dễ kiểm soát hơn khi tiêm dưới da.

Khi được tiêm vào cơ, vi khuẩn sẽ dễ dàng lây lan vào cơ delta, nơi hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh lao lây lan không kiểm soát.

Điều này dẫn đến tình trạng áp xe ở cánh tay của người phụ nữ 30 tuổi này, mà các bác sĩ vẫn cho rằng là một trường hợp hiếm gặp chủ yếu ở trẻ em".

Các tác dụng phụ mà bác sĩ có thể thấy bao gồm áp xe tại chỗ tiêm, viêm hạch bạch huyết, đau xương mãn tính và các vấn đề về khả năng vận động, nhiễm trùng toàn thân gây sốt, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, gan to, ho dữ dội, viêm khớp, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Người phụ nữ này đã được điều trị bằng nhiều loại thuốc chống lao khác nhau và 3 tháng sau, ổ áp xe của cô đã co lại đáng kể.

Các bác sĩ cho biết trường hợp của cô rất bất thường. Thông thường, các biến chứng - vốn đã hiếm - chỉ thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường là những trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên, bệnh nhân này là người lớn khỏe mạnh có hệ miễn dịch bình thường, trái ngược với các trường hợp trong tài liệu.

Báo cáo này đã được công bố trên Tạp chí Báo cáo Trường hợp y khoa Hoa Kỳ .

Trọng Trí (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI