“Khoảnh khắc bước qua cánh cửa, vươn mình vượt qua tự ti, mặc cảm, định kiến và những rào cản vô hình khác, để chống lại thói bạo hành, độc đoán; hay để bươn mình ra khỏi đói nghèo, lạc hậu; hay để đi tìm và chiếm lĩnh tri thức, bày tỏ khả năng sáng tạo… tất cả là vòng nguyệt quế của phụ nữ”.
Tối 4/3, những lời phát biểu mở màn chương trình giao lưu - nghệ thuật Bước qua cánh cửa, kỷ niệm 1978 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 108 năm ngày Quốc tế phụ nữ của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM - đã làm hội trường lắng lại.
|
Trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga (NSND Bạch Tuyết độc diễn) - một minh chứng sống động của sức mạnh lòng yêu nước của người phụ nữ - Ảnh: P.Huy |
Chiến binh của Hội
Câu chuyện nữ quyền được mở ra qua từng bài hát, từng đoạn clip, lời dẫn chuyện nhẹ nhàng phát đi. Cùng giật mình, thảng thốt khi nghe câu chuyện về chị Nguyễn Bích Thủy - nữ chủ nhân Địa chỉ tin cậy cộng đồng ở số 307/5/1 đường Phạm Văn Chiêu, tổ 26, khu phố 4, P.14, Q. Gò Vấp (TP.HCM). Đó là người đàn bà từng bị chồng hành hạ, đánh đập suốt 20 năm trời. Hậu quả của những ngày tháng bị bạo hành khiến chị gãy tay, mắc bệnh tâm thần.
Chứng kiến cuộc đời đầy tủi nhục của mẹ, con trai lớn của chị Thủy quyết định đưa mẹ và bốn đứa em rời khỏi nhà (ở P.3, Q. Gò Vấp để mua đất, làm nhà mới - là Địa chỉ tin cậy cộng đồng hôm nay), trốn thoát khỏi người cha, để cùng nhau làm lại cuộc đời.
“Cuộc đấu tranh để đạt được sự công bằng và tiến bộ đó chính là làm sao để mỗi chị em, mỗi trẻ em gái nhận thức rõ hơn về bản thân, để họ được sống và đóng góp cho cộng đồng; và cũng để cộng đồng và xã hội có trách nhiệm trao cho họ mọi điều kiện, cơ hội về giáo dục, y tế, việc làm, chăm sóc sức khỏe, khả năng đảm nhận các vị trí chức trách xã hội và đặc biệt là quyền yêu thương - ngọn lửa sưởi ấm gia đình”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích (Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM)
|
Nhờ tấm lòng hiếu thảo và sự chăm sóc của các con, ba năm sau (năm 2000), chị Thủy đã có thể lao động và sinh hoạt bình thường. Chị tham gia chi hội Phụ nữ ở khu phố, để rồi đau nhói nhiều lần nữa khi biết có nhiều cảnh đời tương tự như mình. Bài học cuộc đời khiến chị có niềm tin: “Khi phụ nữ có hiểu biết, làm chủ được kinh tế gia đình và có một chỗ dựa tinh thần (con cái, bạn bè, người thân hoặc các hội đoàn…), các chị sẽ không bị dìm trong bạo lực gia đình”.
Nhà chị Thủy giờ đã là Địa chỉ tin cậy cộng đồng. Ở đây có tủ thuốc y tế, tủ sách kiến thức pháp luật, kỹ năng. Đây cũng là nơi qua đêm hoặc ngủ tạm vài giờ của những người đàn bà đang bị chồng truy đuổi trong cơn say.
Số lượt người quen trong khu phố, ở P.14 hay ở Q. Gò Vấp tìm đến nhà chị Thủy ngày một giảm. Thay vào đó, những vị khách gõ cửa xin tư vấn, trợ giúp là những phụ nữ từ phương xa, nghe tiếng lành, tìm đến; để rồi dù ngày hay đêm, dù khi nắng hay lúc mưa gió bão bùng, chị Thủy vẫn dang tay đón họ. Có khi chỉ là giúp họ thảo đơn tố cáo, nhưng cũng không ít phen chị phải cùng nạn nhân chạy đi trình báo công an, tư pháp hay kiện tụng dài ngày ở tòa án; rồi đưa người đi bệnh viện cấp cứu, tìm giúp việc làm… Chị nói vui: “Tôi như người vác tù và hàng tổng”.
Ở cuộc chiến phòng, chống bạo lực, chị là một chiến binh thực thụ.
Dũng cảm để có hạnh phúc
Những ngày đầu tháng Ba, ngồi với chúng tôi, nhà văn Trần Trà My tâm tình: “Tôi luôn quan niệm rằng, nữ quyền của người phụ nữ nằm ở chỗ khôn khéo tỏ ra yếu mềm chứ không phải cứ gồng mình lên để hơn thua với đàn ông. Phụ nữ thế kỷ XXI có quyền chủ động, nhưng đừng cố tỏ ra mạnh mẽ, bởi thượng đế tạo ra đàn bà với sứ mệnh lớn lao là cuộn tròn cái cứng rắn của đàn ông”.
Cô gái dáng vóc nhỏ bé, mũi cao, mắt to, trên môi luôn nở nụ cười - Trần Trà My là nhà văn thuộc thế hệ 8X đời cuối. Không thể đi đứng bình thường, phải gõ phím bằng một ngón tay, nhưng cô đã có khá nhiều tác phẩm được giới trẻ yêu thích. “Mỗi phụ nữ đều xứng đáng và đều cần phải dũng cảm để có hạnh phúc, bởi mỗi phụ nữ là một nốt nhạc của cuộc đời” - là thông điệp Trà My gửi gắm qua tác phẩm Yêu trên từng ngón tay. Tác giả từng có 20 năm bức bối trong căn nhà của mình với những tiếng ú ớ không thành lời. Mãi đến năm 21 tuổi, cô gái ấy mới có thể nói được, tuy chưa trơn tru.
|
Cô gái trẻ Trần Trà My trong niềm vui, san sẻ, cảm phục của các chị em khi đã bước qua cánh cửa khó khăn, thiệt thòi và mặc cảm |
Được sự dạy bảo tận tình và kiên trì của mẹ, em gái, cô gái nhỏ chưa từng được đến trường quyết tâm học chữ và tập viết. Vì viết không nhanh và chuẩn xác, thời gian Trà My sáng tác mỗi tác phẩm kéo dài rất lâu. Nhưng cô không bỏ cuộc, vì “viết văn đến với tôi như hơi thở - những bí bách bấy lâu được giải tỏa, hạnh phúc tìm đến theo từng con chữ”.
Trà My tự nhận mình là người hạnh phúc, vì đã biết quên đi số phận nghiệt ngã để sống, trải nghiệm và viết. Có lẽ My sẽ sống mãi trong những ngày bi quan, buồn chán nếu không được cha thức tỉnh. Ông luôn đối xử với cô như một đứa trẻ bình thường. Mỗi lần con gái ngã, ông để con phải tự mình đứng dậy. Nhờ tình thương nghiêm khắc ấy, năm 21 tuổi, khi bắt đầu tự lo được cho bản thân, cô đã rời vùng quê Quảng Trị, bay vào tận Sài Gòn lập nghiệp.
Trà My khiến những người tiếp xúc cô không coi cô là người khuyết tật mà là người bình thường làm được những điều phi thường. Cô nói: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt của người hạnh phúc. Đã từ rất lâu rồi, tôi không coi mình là người khuyết tật”. Cô đã không trốn chạy, không mặc cảm và cũng chẳng oán trách số phận. Cô tin tất cả chỉ là thử thách và tin mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình.
Cùng truyền thông điệp Tháng Ba
Trong buổi giao lưu tại chương trình, trả lời câu hỏi: “Những gì nam giới đạt được thì hẳn nhiên là thế, phải như thế; còn nếu là phụ nữ thì ngay lập tức sẽ được tán tụng là... nỗ lực tuyệt vời. Phải chăng ngay cả trong sự tán thưởng cũng đã bao hàm sự phân biệt?”, nhà báo Minh Đức thẳng thắn: “Tôi nghĩ chúng ta đã quen với điều này đến mức coi nó là bình thường và đương nhiên. Sự đương nhiên ấy là kết quả của hàng ngàn năm xã hội phát triển - khi con người luôn có sự phân biệt nam - nữ, khi công khai, khi ngấm ngầm.
Năm 2007, ngôi nhà của chị bắt đầu trở thành địa chỉ để các chị em tìm đến tâm tình, những phụ nữ bị bạo hành chạy đến xin tá túc. Việc làm bộc phát từ tấm lòng và trái tim đồng cảm của chị đã được Hội LHPN TP.HCM tiếp sức.
Năm 2012, chị Thủy trở thành thành viên tổ tư vấn cộng đồng. Năm 2014, nhà chị chính thức trở thành Địa chỉ tin cậy cộng đồng, nơi tố giác tội phạm về bạo lực gia đình, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, người già và trẻ em.
|
Người ta vẫn mặc định là nam giới có sứ mệnh làm những công to việc lớn ngoài xã hội, là trụ cột gia đình, nên đòi hỏi họ phải dấn thân nhiều hơn, đối mặt với nhiều thử thách hơn, vì thế thành tựu họ đạt được là điều bình thường; còn phụ nữ được mặc định là người đứng sau, được coi là “phái yếu”, “phái đẹp” nên có những sứ mệnh riêng, có thể rất khác với đàn ông.
Vì thế, nếu họ đạt được những điều đàn ông làm được thì được coi là phi thường. Nhưng thực tế, người phụ nữ vẫn phi thường trong những công việc đặc thù của mình, vẫn sẽ là người hùng trong căn nhà, căn bếp của mình mà không phải chịu sự so sánh với đàn ông”.
Suy nghĩ này không mới, nhưng vẫn còn xa lạ với cách nghĩ của không ít người. Như khẳng định của nhà báo, nhà thơ Lê Minh Quốc: “Cuộc đấu tranh bền bỉ về nữ quyền, dù bất kỳ thời đại nào, cũng là vấn đề thời sự. Thực hiện nữ quyền là giành lại vị trí như đàn ông đang chiếm lĩnh? Không. Đó phải là một sự thay đổi từ trong nhận thức lỗi thời của đàn ông”.
Không ai có thể thay đổi giúp bạn, trừ chính bạn. Thay đổi cho mình, cho mái ấm gia đình, cho cuộc sống tươi đẹp mà bạn đóng góp bằng sức lao động và lòng tận tụy của mình. Hãy cùng tôi, thử một lần Bước qua cánh cửa…
Tiến sĩ - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế và Truyền thông Trường đại học Kinh tế Tài chính:
“Tôi tâm đắc với sự lựa chọn hình tượng cánh cửa. Chúng ta thích nói với những người trẻ rằng, họ đang “đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời”, nhưng có lẽ chúng ta ít khi quan tâm việc họ đã bước qua ngưỡng cửa ấy như thế nào và những cánh cửa nào trên đường đời sẽ tiếp tục mở ra hay đóng lại.
Tôi hy vọng cùng với việc nhận thức rõ ràng về phía bên này hay phía bên kia của cánh cửa, càng ngày sẽ càng có nhiều cánh cửa mở ra cho những cơ hội, những chọn lựa và kết nối của chị em mình”.
|
Nghi Anh - Khánh Thủy