Người phụ nữ dệt khăn lụa từ sen bán hàng triệu đồng mỗi cái

10/07/2021 - 07:28

PNO - Với vẻ đẹp của mình, sen từ trước tới nay chỉ để ngắm hoặc đem ướp trà nhưng nghệ nhân Phan Thị Thuận đã khám phá ra cách rút sợi từ bên trong những cuống sen để dệt nên chiếc khăn có giá bán gần chục triệu đồng.

Tìm về xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào một ngày đầu tháng 7/2021, khi mặt trời đã quá đỉnh đầu, tôi không khỏi bất ngờ trước cánh đồng sen trải rộng ngút tầm mắt. Bà Phan Thị Thuận đã gần 70 tuổi vẫn đang cần mẫn ngâm mình lội trong dòng nước lựa chọn từng cuống sen để mang về lấy tơ.

Sinh ra và lớn lên ở làng Phùng Xá, lại là đời thứ 3 trong gia đình truyền thống theo nghề dệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận chưa bao giờ dứt lòng với nghề. Bà hiểu rõ rằng với xu thế hiện đại, nghề dệt thủ công đang ngày càng mai một. Chính vì vậy, bà luôn đau đáu tìm hướng đi mới cho bản thân, cho những người dân nơi đây nhiều năm mải miết bám lấy máy dệt thô sơ để cứu nghề.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận, năm nay bà đã 68 tuổi.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận, 68 tuổi
Bà Thuận đã bắt đầu bắt tay vào việc thử nghiệm lấy tơ những cuống sen từ năm 2017. Nhưng phải tới năm 2019, bà Thuận mới thành công,cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen. Sản phẩm đầu tiên là ba chiếc khăn được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 để làm quà tặng. Những năm sau đó, số lượng sản phẩm tăng dần.
Bà Thuận bắt tay vào việc thử nghiệm lấy tơ những cuống sen từ năm 2017. Nhưng phải tới năm 2019, bà mới thành công, cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen. Sản phẩm đầu tiên là ba chiếc khăn được nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 để làm quà tặng. Những năm sau đó, số lượng sản phẩm tăng dần.
Theo bà Thuận  “Việc lấy sợi tơ sen khó hơn gấp nhiều lần so với tơ tằm truyền thống. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi, hỏng hoàn toàn.
Theo bà Thuận “Việc lấy sợi tơ sen khó hơn gấp nhiều lần so với tơ tằm truyền thống. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mỉ mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút sợi, hỏng hoàn toàn.
Những cuống sen được nghệ nhân chọn lựa kĩ lưỡng. những cuống sen bánh tẻ khi đó sẽ cho ra loại tơ chất lượng nhất.
Những cuống sen được nghệ nhân chọn lựa kĩ lưỡng. Bà cho biết nên chọn những cuống sen bánh tẻ khi đó sẽ cho ra loại tơ chất lượng nhất.
Ngay từ khâu xử lý nguyên liệu, cuống sen sau khi lấy từ ngoài đầm về sẽ rửa sạch bùn và gai để sợi tơ được trắng đẹp nhất.
Ngay từ khâu xử lý nguyên liệu, cuống sen sau khi lấy từ ngoài đầm về sẽ rửa sạch bùn và gai để sợi tơ được trắng đẹp nhất. 
Để lấy được tơ, bà Thuận phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay kéo tơ, đồng thời miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. Mọi công đoạn phải thực hiện khéo léo nếu không sẽ làm đứt sợi tơ bên trong.
Để lấy được tơ, bà Thuận phải dùng dao khứa xung quanh cuống sen, sau đó dùng tay kéo tơ, đồng thời miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau. Mọi công đoạn phải thực hiện khéo léo nếu không sẽ làm đứt sợi tơ bên trong.
' Để làm ra chiếc khăn dài 1,7m, rộng 22cm phải cần tới 4.800 cuống sen tươi. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200 - 250 cuống sen. Để hoàn thiện một chiếc khăn, phải làm việc đến 1,5 tháng. ', bà Thuận nói.
" Để làm ra chiếc khăn dài 1,7m, rộng 22cm phải cần tới 4.800 cuống sen tươi. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được từ 200 - 250 cuống sen. Để hoàn thiện một chiếc khăn, phải làm việc đến 1,5 tháng", bà Thuận nói.
Nghệ nhân Thuận không hề giấu nghề. Bà sẵn sàng chỉ dạy mọi công đoạn từ cách lấy sợi tơ sen đến cách dệt khăn cho ai muốn học. Dù người đó có gắn bó dài lâu hay chỉ nửa vời, ai bà cũng chỉ bảo tận tình và hết sức tỉ mỉ.
Nghệ nhân Thuận không hề giấu nghề. Bà sẵn sàng chỉ dạy mọi công đoạn từ cách lấy sợi tơ sen đến cách dệt khăn cho ai muốn học. Dù người đó có gắn bó dài lâu hay chỉ nửa vời, với ai bà cũng chỉ bảo tận tình và hết sức cặn kẽ. 
Trong căn nhà luôn lách cách tiếng thoi đưa ấy, hàng ngày người ta vẫn thấy bà Thuận tỉ mỉ chỉ dạy cho mọi người  về kỹ thuật dệt lụa từ tơ sen. Bây giờ, khi sức khỏe vẫn còn cho phép, bà Thuận đang truyền lại kiến thức cho các em nhỏ trong làng, vào mỗi dịp nghỉ hè, bà còn nhận 20 - 30 em học sinh đến học nghề. Lúc cao điểm có cả trăm em học sinh tới xin học.
Trong căn nhà luôn lách cách tiếng thoi đưa ấy, hàng ngày người ta vẫn thấy bà Thuận tỉ mỉ chỉ dạy cho mọi người về kỹ thuật dệt lụa từ tơ sen. Bây giờ, khi sức khỏe vẫn còn cho phép, bà Thuận đang truyền lại kiến thức cho các em nhỏ trong làng, vào mỗi dịp nghỉ hè, bà còn nhận 20 - 30 em học sinh đến học nghề. Lúc cao điểm có cả trăm em học sinh tới xin học.
sợi tơ sen được học viên bà Thuận vê cho tròn lại.Công đoạn cuộn sợi tơ đòi hỏi tính kiên nhẫn cực cao.
Sợi tơ sen được học viên bà Thuận vê cho tròn lại. 
Được chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ, các học viên của bà hiện tại đã thành thục để tạo ra những sợi tơ.
Được chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ, các học viên của bà hiện tại đã thành thục để tạo ra những sợi tơ sen.
Bà Thuận kể: “Bà đã từng vào tận vùng Đồng Tháp Mười để chỉ dạy người dân cách lấy tơ nhưng không mang lại hiệu quả. Kinh nghiệm của bà là những vùng nào có truyền thống nghề tơ tằm thì sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.”
Bà Thuận kể: “Bà đã từng vào tận vùng Đồng Tháp Mười để chỉ dạy người dân cách lấy tơ nhưng không mang lại hiệu quả. Kinh nghiệm của bà là những vùng nào có truyền thống nghề tơ tằm thì sẽ dễ dàng tiếp thu hơn”.
Quá trình quay sợi người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt. Dù thuê người làm, nhưng bà Thuận nhiều khi vẫn không cảm thấy an tâm, bà tỉ mẩn kiểm tra từng công đoạn một.
Quá trình quay sợi, người quay phải luôn chăm chú điều chỉnh để sợi không bị đứt. Dù thuê người làm, nhưng bà Thuận nhiều khi vẫn không cảm thấy an tâm, bà phải tỉ mẩn kiểm tra từng công đoạn một.
Những ống tơ được xếp ngay ngắn chờ đưa vào guồng quay sợi.
Những ống tơ được xếp ngay ngắn chờ đưa vào guồng quay sợi.
Chiếc khăn khi thành hình được mang đi luộc ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 giờ để cho ra hết nhựa sen. Khăn khi phơi cho khô sẽ được mang đi thêu theo họa tiết đã được dệt sẵn.
Chiếc khăn khi thành hình được mang đi luộc ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 giờ để cho ra hết nhựa sen. Khăn sau khi phơi cho khô sẽ được mang đi thêu theo họa tiết đã được dệt sẵn.
Những chiếc khăn đã thành hình với họa tiết chủ yếu là hoa sen. Giá bán của những chiếc khăn này khoảng 8 triệu đồng.
Những chiếc khăn với họa tiết chủ yếu là hoa sen, có giá bán khoảng 8 triệu đồng.

Ngọc Linh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI