Người ở lại: Ở hai đầu con dốc

17/10/2015 - 07:46

PNO - Ngày mẹ mất, chị còn anh. Nay anh mất, còn cả một đàn cháu con, dâu rể, chị lại thấy lòng tan hoang, rời rã.

Người làng gọi đó là dốc Thôn Quê - con dốc chia đôi xóm trên của anh và xóm dưới của chị. Hồi đó, hễ anh vừa bước tới đầu dốc, chị ngồi giã gạo trước sân nhà tận cuối xóm dưới đã kịp nhận ra nhờ ánh đèn pin sáng trưng, “cả làng chỉ mình anh có”.

Đang sửa soạn trong nhà, nghe tiếng giã gạo khang khác ngoài sân, mẹ chị dừng lại trước cửa chính, đứng nhìn ra, đằng hắng một tiếng. Chị thấp thỏm thêm dăm phút thì đã thấy anh đứng trước ngõ, tắt cái đèn pin, từ tốn bước vào.

Chị thận trọng chào hỏi, tay vẫn giã gạo thật đều, rồi len lén nhìn theo anh đi thẳng vào bên trong, chào hỏi ba mẹ. Trong nhà, mẹ chị bắt đầu đá thúng đụng nia, mấy đứa em dạt hết vào buồng, không dám lảng vảng.

Nguoi o lai: O hai dau con doc
Những tấm hình chụp mình thời trẻ chị tìm thấy trong cuốn sổ tay của chồng

Tri kỷ

Ở xã Tam Dân, H.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chị Võ Thị Huỳnh Hoa (SN 1962) là con gái lớn trong một gia đình nhiều nhân công, lắm ruộng vườn; anh Nguyễn Công Trí (SN 1960) lại là một kỹ thuật viên lâm nghiệp, không mảnh đất cắm dùi.

Tình yêu vừa chớm đã bị can ngăn. Đối với những người quen biết, ngày anh xuôi dốc Thôn Quê, đến rước dâu trong sự chấp thuận của mẹ chị sau ba năm trật trầy bao ruồng rẫy, đắng cay, như là “kỳ tích”. Riêng chị, từ dạo ấy, một mực tin rằng, chỉ cần có anh bên cạnh, không còn trắc trở nào có thể cản ngăn.

Cảm giác ấy chưa một lần rời bỏ chị suốt 30 năm vợ chồng. Cưới xong, chị rời làng, theo anh ra thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên lập nghiệp. Từ ngày đầu khốn khó đến lúc con cái đề huề, chuyện lớn chị có anh gánh vác, chuyện nhà cửa bé mọn, anh cũng ghé vai đỡ đần.

Là lao động chính trong gia đình có ba con, suốt ngày quần quật ở các lâm trường, nhưng hình ảnh quen thuộc của anh trong mắt xóm giềng lại là những buổi chiều anh dừng xe trước cổng, đưa vội túi đồ nghề cho đứa con gái lớn, rồi tất tả chạy tiếp xuống chợ nhỏ cuối xóm, lo liệu bữa cơm chiều.

Tối nào cũng vậy, sau bữa cơm, anh bảo ban con cái học hành xong lại đi từ trên xuống dưới, mắc từng cái màn, sửa sang từng tấm chăn, mảnh chiếu. Mỗi lần chị giành lấy, anh lại khoát tay “Để em làm thì thường quá rồi!”, rồi cứ thế tất bật.

Thấy vợ chỉ quẩn quanh con cái và công việc ở xí nghiệp gỗ gần nhà, anh lại tự đề ra mục tiêu kiếm tiền, để mỗi cuối tuần lại đưa chị ra Đà Nẵng, thăm thú, sắm sửa; rồi mỗi cuối tháng lại dắt díu con cái, vợ chồng về thăm quê.

Suốt 30 năm, chị không đếm hết những đêm vợ chồng cùng thức trắng chỉ để chuyện trò về mấy chuyện vụn vặt trong ngày. Mọi chuyện dù vui buồn hay ấm ức, chị đều để dành đến tối kể anh nghe. “Không có chuyện gì là không thể sẻ chia”, chị trầm ngâm nhớ lại.

Lúc vợ chồng vừa ổn định kinh tế, thì ở quê, ba mẹ chị lâm khốn khó vì ruộng lúa mất mùa, gia cầm dịch bệnh. Đứa em trai út học ở Đại học Sư phạm Huế hay gửi thư kể chuyện học hành, nay thỉnh thoảng lại tâm sự về những ngày ăn không no, mặc không ấm.

Thương em, nhưng bản thân vốn không chia sớt được gánh nặng cơm áo vớ i chồng, lại thêm con cái nheo nhóc, chị đành đáp lại bằng những dòng thư nắn nót bao dặn dò. Vô tình đọc được lá thư của em vợ, anh lẳng lặng đến tạm ứng tiền làm thêm ngoài giờ, bỏ theo phong thư chị nhờ anh mang đến bưu điện thị trấn, gửi đi.

Mùa mưa gió dữ dội năm 1999, nghe tin mẹ bệnh, chị để con lại cho anh, vội vã chạy về. Lúc mẹ trút hơi thở cuối cùng ở Bệnh viện tỉnh Quảng Nam, nước lũ đã ngập khắp chốn, trời mưa như cầm chĩnh đổ.

Biết đường đã hóa sông, nhưng khi nhìn chiếc xe cấp cứu chạy ra khỏi bệnh viện, chị cũng đội mưa chạy bươn sang phía bên kia đường, vào một quầy điện thoại công cộng, gọi cho anh.

Gọi điện chỉ để nghe anh chia sẻ, động viên, nhưng từ bên kia đầu dây, chị nghe anh vừa khẩn khoản, vừa quả quyết “anh sẽ đưa con về với em liền!”. Rồi chẳng hiểu bằng cách nào giữa cơn lũ lớn, hôm sau, anh đã đưa ba đứa con về cùng chị chịu tang mẹ.

Cứ thế, những phút san sẻ cùng nhau gánh nặng cơm áo, nhà cửa, con cái... không sao kể xiết, bởi cả những nỗi lo tưởng của riêng mình, chị cũng được anh tường tận, chia sớt.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.

  • Bầy vịt tháng Chạp

    Bầy vịt tháng Chạp

    13-12-2024 18:30

    Tết đến, cũng đồng nghĩa tôi sắp phải chia tay với chúng. Không ai nuôi vịt để… làm cảnh.

  • Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    13-12-2024 09:22

    Những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa Noel nữa lại về. Tôi nhớ cái không khí lành lạnh đặc trưng và nhớ cả những tấm thiệp mừng Giáng sinh.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Pickleball - môn dưỡng sinh vui vẻ

    Ai rồi cũng tập thể thao: Pickleball - môn dưỡng sinh vui vẻ

    13-12-2024 06:24

    Vừa khỏe vừa dễ vui nên pickleball đáng là lựa chọn cho xu hướng thể dục thể thao mới.

  • Thiên đường nhà ngoại

    Thiên đường nhà ngoại

    12-12-2024 17:30

    Tết sắp đến rồi, bà phải ráng mà khỏe, đặng còn lo nhà cửa, bánh trái… đón con cháu. Già thì già, vẫn phải ăn tết chứ.