Người nghệ sĩ Tây Nguyên và tình yêu với nhạc cụ tre nứa

03/11/2023 - 11:05

PNO - Không chỉ phục chế một số nhạc cụ dân gian, nghệ sĩ Nguyễn Trường còn biến những khúc tre, nứa, gốc cà phê vô tri thành các nhạc cụ độc đáo.

 

năm (từ 1982-2018) công tác tại vùng đất đầy nắng gió này, ông đã trải qua nhiều vị trí như: Diễn viên Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk, giảng viên Violon, nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên, rồi Trưởng phòng Đào tạo Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk (nay là Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk), Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Nghệ sĩ Nguyễn Trường (trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) từng trải qua nhiều vị trí công tác như: Diễn viên Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk, giảng viên Violon, nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên, rồi Trưởng phòng Đào tạo Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk (nay là Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk).
Bằng tình yêu vô tận với âm nhạc, ông Trường không ngừng nghiên cứu, biến những khúc tre, nứa, gốc vô tri vô giác thành các nhạc cụ dân gian độc đáo, mới lạ.
Bằng tình yêu vô tận với âm nhạc, ông Trường không ngừng nghiên cứu, biến những khúc tre, nứa, gốc cà phê vô tri vô giác thành các nhạc cụ dân gian độc đáo, mới lạ.
Với tài năng thiên bẩm, ông đã tìm về các buôn làng để sưu tầm cho kỳ được những chiếc mõ ấy nhằm phục vụ nghiên cứu cách cấu tạo và âm thanh phát ra của nó. Sau khi tìm ra nguyên lý, ông đã bắt tay vào chế tác ra những chiếc mỏ trâu, mõ bò với nhiều cung bậc âm thanh khác nhau đầy thú vị.
Với tài năng thiên bẩm, ông đã chế tác thành công những chiếc mõ trâu, mõ bò với nhiều cung bậc âm thanh khác nhau đầy thú vị.
năm 2018, sau khi nghỉ hưu, nghệ sĩ Nguyễn Trường dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu, sưu tầm, phục chế một số nhạc cụ dân gian từ tre, nứa như: Đàn T’rưng, đàn Đingpăh, Đing pơng, Ching Kram, Đing Tut, Đing Tak tar, Đing puốt, Ching Đing Arap M’ô... với cao độ chuẩn và âm thanh vang, sáng, rõ, mượt mà.
Năm 2018, sau khi nghỉ hưu, nghệ sĩ Nguyễn Trường dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu, sưu tầm, phục chế một số nhạc cụ dân gian từ tre, nứa như: Đàn T’rưng, Đing păh, Đing pơng, Ching Kram, Đing Tut, Đing Tak tar, Đing puốt, Ching Đing Arap M’ô... với cao độ chuẩn và âm thanh vang, sáng, rõ, mượt mà.
Nhạc cụ Ching Kram do nghệ sĩ Nguyễn Trường dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu, sưu tầm, phục chế một số nhạc cụ dân gian từ tre, nứa
Bộ Ching Kram do nghệ sĩ Nguyễn Trường phục chế từ tre, nứa.
Còn đây là nhạc cụ Đing pơng
Còn đây là nhạc cụ Đing pơng.
Hay đó là chiếc Đing Tut
Mỗi loại nhạc cụ dân gian do thầy giáo Nguyễn Trường phục chế đều có một âm sắc độc đáo của núi rừng Tây Nguyên.
Nghệ sĩ Nguyễn Trường cho rằng, Để chế tác mỗi một nhạc cụ, không ai có thể đo đếm được thời gian và công sức. Bởi nó được tích lũy và hình thành qua một quá trình trải nghiệm và thực hiện nhiều năm
Nghệ sĩ Nguyễn Trường cho rằng, để chế tác mỗi nhạc cụ, không ai có thể đo đếm được thời gian và công sức. Bởi nó được tích lũy và hình thành qua một quá trình trải nghiệm và thực hiện suốt nhiều năm.
Nghệ sĩ Nguyễn Trường còn nổi tiếng với cây đàn Violon tre độc lạ làm bằng tre, nứa.
Ngoài việc phục chế một số nhạc cụ dân gian, nghệ sĩ Nguyễn Trường còn nổi tiếng với cây đàn Violon tre độc lạ làm bằng tre, nứa.
Năm 2021, nghệ sĩ Nguyễn Trường được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là người đầu tiên chế tác nên cây đàn Violon tre – nhạc cụ độc đáo được lấy cảm hứng từ đàn Violon của phương Tây kết hợp với nguyên liệu tre truyền thống của Việt Nam.
Năm 2021, nghệ sĩ Nguyễn Trường được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là người đầu tiên chế tác nên cây đàn Violon tre – nhạc cụ độc đáo được lấy cảm hứng từ đàn Violon của phương Tây kết hợp với nguyên liệu tre truyền thống của Việt Nam.
Ngoài cây đàn Violon tre, gốc cà phê cũng được nghệ sĩ Nguyễn Trường thổi hồn vào để biến thành một cây Violon với hình hài khác, âm sắc khác, kích thước khác mà không cây nào giống cây nào có tên gọi là Violon Cafe (hay còn gọi là Vioca). Âm thanh từ cây đàn Violon Cafe phát ra đậm chất mộc của loại cây đặc trưng nhất vùng Tây Nguyên. Đồng thời, cây đàn này còn có thể diễn tấu được mọi cung bậc của âm thanh và có thể thoả mãn mọi nhu cầu về diễn tấu của một nhạc công chuyên nghiệp.
Ngoài cây đàn Violon tre, gốc cà phê cũng được ông Trường biến thành cây đàn Violon Cafe phát ra đậm chất mộc của loại cây đặc trưng nhất vùng Tây Nguyên. Cây đàn này còn có thể diễn tấu được mọi cung bậc của âm thanh.
Ông Trường cho biết, trong thời gian tới sẽ chế tác nhiều loại nhạc cụ khác từ những gốc cây cà phê được thanh lý sau khi già cỗi. “Gốc cây cà phê là một loại gốc cây có hình thù độc đáo, đẹp và nghệ thuật mà không có bất kỳ một gốc cây nào có được
Ông Trường cho biết, trong thời gian tới sẽ chế tác nhiều loại nhạc cụ khác từ những gốc cây cà phê. Theo ông, gốc cây cà phê không chỉ có hình thù độc đáo, mà còn đẹp và nghệ thuật và không có bất kỳ một gốc cây nào có được.
Thời gian qua, nghệ sĩ Nguyễn Trường còn tham gia truyền dạy chế tác và sử dụng một số nhạc cụ dân gian phổ biến bằng tre, nứa cho một số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Qua đó, góp phần lan tỏa, khơi gợi tình yêu với nhạc cụ dân tộc cho các thế hệ trẻ
Thời gian qua, nghệ sĩ Nguyễn Trường đã tham gia truyền dạy chế tác và sử dụng một số nhạc cụ dân gian phổ biến bằng tre, nứa cho một số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Qua đó, góp phần lan tỏa, khơi gợi tình yêu với nhạc cụ dân tộc cho các thế hệ trẻ.
Đã ngoài 60 tuổi nhưng nghệ sĩ, thầy giáo Nguyễn Trường vẫn luôn cháy hết mình với tình yêu âm nhạc.
Đã ngoài 60 tuổi nhưng nghệ sĩ, thầy giáo Nguyễn Trường vẫn luôn cháy hết mình với tình yêu âm nhạc.
Clip kho nhạc cụ bằng tre, nứa, gốc cà phê của nghệ sĩ Nguyễn Trường.

 Văn Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI