Người mẹ ôm chiếc mền rách tìm con suốt 6 năm trời

09/12/2020 - 09:46

PNO - 6 năm ròng rã trôi qua, cậu con trai cưng vẫn biền biệt. Nhớ con, bà ôm chiếc mền rách chất chứa kỷ niệm, lặn lội hàng ngàn cây số đi tìm con.

6 năm ngồi cửa chờ con

Những ngày qua, bà Lê Thị Bé (58 tuổi, ngụ ấp Lung Đồng, xã Phú Lộc, tỉnh Vĩnh Long) tạm gác việc đi tìm con trai mất tích để lên TPHCM chăm cô con gái út ở cữ. Thế nhưng, hễ nhắc đến cậu con trai Nguyễn Huyền Anh (sinh năm 1996, ngụ ấp Lung Đồng), nước mắt lại chảy dài trên gương mặt bà Bé.

Trong không gian chật chội và thiếu ánh sáng của căn nhà trọ, bà vừa sắp xếp đồ đạc để đưa con gái và cháu ngoại về quê, vừa nhắc đến Huyền Anh. Cũng đã 6 năm, bà không được nghe giọng nói, không nhìn thấy gương mặt của đứa con trai bà rứt ruột sinh ra.

Ngồi trong căn phòng trọ, bà Bé kể lại những ngày rong ruổi tìm con trai mất tích
Trong căn phòng trọ, bà Bé kể lại những ngày rong ruổi tìm cậu con trai mất tích khó hiểu

Trước khi Huyền Anh mất tích, mỗi ngày hai mẹ con đều gọi điện cho nhau. Cuộc điện thoại ngắn ngủi chỉ vài câu hỏi han, kể nhau nghe những chuyện cũ rích. Nhưng chỉ quá 3 ngày Huyền Anh không gọi, bà Bé lại nhớ con quay quắt.

Một ngày của năm 2014, bà Bé lùa vịt vào chuồng, bới tô cơm ăn lẹ, rồi nằm xuống chiếc chiếu trải trên đám rạ khô. Giữa đồng không trơ gốc rạ, bà lấy chiếc điện thoại cũ ra gọi cho con. Bà dặn, con trai về quê có việc gấp. Huyền Anh hứa với mẹ chiều hôm sau sẽ về. Thế mà hôm sau, bà Bé gọi lại thì thuê bao đã không còn liên lạc được.

Lo cho con, bà Bé định bụng tìm người quen hỏi thăm, nhưng từ nhỏ đến lớn bà chỉ quanh quẩn với ruộng đồng và đàn vịt, có biết gì đến Sài Gòn mênh mông. "Tôi chẳng biết phải tìm con ở đâu. Đàn bà quê như tôi mà thả lên Sài Gòn như vịt chạy đồng không người đuổi”, bà Bé nói. 

Đã có 6 cái Tết trôi qua, bà Bé mang ghế ra ngồi ngóng tin con. Bà luôn chờ đợi những ngày này nhất trong năm với hy vọng đứa con đi xa nhớ Tết quê sẽ về. Vậy mà, bà ngồi từ 20 tháng Chạp cho tới mùng 10 tháng Giêng, thằng Huyền Anh ngoan ngoãn của bà vẫn biệt tăm.

Nhớ con, bà Bé khóc đến mờ cả mắt
Nhớ con, bà Bé khóc đến mờ cả mắt

Cứ vậy, bà khóc miết từ Tết này sang mùa Tết khác. Khóc đến độ kiệt sức, mắt mờ. Bà đi khám, bác sĩ nói mắt bị viêm giác mạc, không chữa được. Họ khuyên bà đừng khóc nữa, hại mắt. Nhưng nói thì nói vậy, chứ mẹ nào lại không khóc nhớ con, nhất là đứa con biệt tăm biệt tích không lý do.

Đã có lần bà nghĩ quẩn, bà treo cái dây thòng lọng giữa nhà, nhưng trong giây phút chọn lựa giữa sống và chết, bất chợt bà nghĩ "thằng Huyền Anh" vẫn còn sống, bà phải sống để gặp con, nên kịp dừng lại. 

Ngàn dặm tìm con

Bà Bé không chết, gạt nước mắt, bà quyết lên đường tìm con. Bà liện hệ với chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của VTV và được tư vấn chương trình chỉ tìm người thất lạc chứ không tìm được người muốn bỏ đi. 

Được mọi người hướng dẫn, bà Bé đưa thông tin tìm con lên mạng xã hội, YouTube, trình báo cơ quan công an địa phương.

Tại Công an xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, bà được hướng dẫn: nghi ngờ mất tích ở địa phương nào thì người thân đến nơi đó để trình báo. Khi cơ quan công an nơi anh Huyền Anh mất tích yêu cầu phối hợp, Công an xã Phú Lộc sẽ tích cực hỗ trợ xác minh. Thế nhưng bà Bé nào có biết con trai mất tích ở đâu và phải tới địa phương nào để báo.

Trên mạng xã hội, thông tin được những người tốt bụng lan tỏa đi, bà nhận về hàng ngàn hy vọng. Mỗi ngày, bà đều theo dõi, đọc từng bình luận, nghe từng cuộc gọi gần xa. Họ bảo ở đâu có người giống Huyền Anh thì bà vội vàng ôm túi xách đi ngay. Có lần, chỉ trong một tuần, bà ngược lên Lâm Đồng rồi lại xuôi về Bến Tre, tìm đến Đồng Nai rồi thất thểu về TPHCM.

Bà ôm chiếc mền rách trên những chuyến rong ruổi tìm con
Bà mẹ nghèo ôm chiếc mền rách trên những chuyến rong ruổi tìm con

Bà nhớ như in cái ngày bà ôm túi xách ngồi co ro trên ghế đá trước cổng chợ Di Linh (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) chờ điện thoại của người xa lạ. Người ấy nói biết tung tích của Huyền Anh.

“Tôi không biết mặt người cho thông tin, chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tôi cạn nghĩ, nếu lúc đó tôi điện thoại mà họ không bắt máy, chắc tôi ngã quỵ luôn ở đây”, bà Bé nhớ lại.

May thay, họ đến rước bà vào nhà, mời cơm nước đàng hoàng và hẹn sáng sẽ chở bà đến nơi họ gặp người giống Huyền Anh. Khoảng 4-5g sáng, giữa cái lạnh cao nguyên, bà Bé tràn trề hy vọng tìm đến cổng một ngôi trường, nơi người báo tin cho biết họ gặp người giống Huyền Anh. Nhưng, bà đợi mãi, đợi mãi cũng không thấy nam thanh niên nào đưa trẻ đến trường giống con trai của bà. Bà thất vọng vô cùng.

Bà ngồi sụp xuống khóc nức nở, người qua đường hỏi thăm. Biết chuyện, họ chửi con bà bất hiếu, làm khổ cha khổ mẹ. Nghe người ta chửi con, bà xót xa tận cùng nhưng chính ra, họ chửi cũng đúng. Bà cắn răng chịu đựng.

Bà Bé cầm ảnh CMND của con đi khắp nơi hỏi thăm
Bà Bé cầm ảnh CMND của con đi khắp nơi hỏi thăm

Bắt xe về lại TPHCM, bà nhận tiếp cuộc điện thoại báo có người giống Huyền Anh đang lang thang ở gần phà Rạch Miễu, Bến Tre. Bà lại lên xe về Bến Tre tìm con. Một lần nữa, bà khóc, thất vọng ra về.

Trong hàng ngàn bình luận trên mạng xã hội, bà Bé nhận được thông tin và bức hình con trai vào thời điểm năm 2018 từ một cô gái. Người này nói từng là đồng nghiệp của Huyền Anh và cho biết năm 2018, nam thanh niên này có làm việc ở Đồng Nai. Thế nhưng, sau đó, cô gái không cũng gặp lại Huyền Anh.

Hy vọng lại được thắp lên, người mẹ nghèo cầm chiếc điện thoại thông minh xem tới xem lui bức ảnh con trai. “Trời, sao nó ốm dữ vậy, hai thằng anh của nó đẹp trai lắm. Tại nó bỏ đi nên mới khổ sở như vầy”, bà Bé lại khóc.

Bà cầm điện thoại xem tời xem lui tấm hình một người đồng nghiệp của Huyền Anh gửi. Thời điểm chụp ảnh này là năm 2018.
Bà cầm điện thoại xem tới xem lui tấm hình một đồng nghiệp của Huyền Anh gửi. Thời điểm chụp ảnh này là năm 2018.

Bà Bé kể, Huyền Anh là đứa con biết thương cha thương mẹ. Lúc Huyền Anh đi học, bà cho con 2 ngàn đồng ăn vặt thì cậu bé chỉ tiêu 1 ngàn, còn lại bỏ ống heo. Vài tháng, cậu bé đập ống heo đưa cho mẹ.

Vợ chồng bà theo đàn vịt chạy đồng, bỏ đàn con 4 đứa nheo nhóc ở nhà. Có khi, lúc bà đi, ngôi nhà lợp lá, cột đúc còn nguyên. Lúc về, nhà sập, bà phải mua 4 tấm tôn quây lại mái nhà cho các con trú tạm.

Những đứa con lần lượt sinh ra trong chuồng vịt, phải xa cha xa mẹ, tự lo lấy thân. Nhà nghèo, Huyền Anh chỉ có 2 bộ đồ đi học. Gặp lúc mưa dầm, áo quần khô không kịp, cậu bé lấy bàn ủi sấy đồ chẳng may cháy thủng cái mền.

Cậu sợ mẹ la nên gọi điện nhận lỗi. Nghe con khóc, bà Bé băng đồng đón xe về Vĩnh Long thăm. Bà dắt mấy đứa con mua thêm cho vài bộ quần áo, cất chiếc mền rách vào tủ.

Bây giờ, mỗi chuyến đi tìm con, bà Bé lại mang theo chiếc mền rách kỷ niệm. Nhìn chiếc mền, bà lại nhớ con, nước mắt cứ rơi không thể kiềm. “Cả đời tôi không ân hận điều gì, chỉ đau lòng khi nhớ đến chuyện đã bỏ 4 đứa con bơ vơ. Tôi đi làm xa, các con chỉ biết ăn cơm với trứng vịt hoặc mì gói, đứa lớn còn chưa biết nấu cơm. Hột vịt hết luộc rồi chiên, chứ tụi nó có biết nấu gì đâu”, bà Bé kể.

Có tiền, bà Bé đi theo vịt mười bữa nửa tháng thì về. Còn không tiền, bà đi 1-2 tháng mới ghé nhà. Về nhà, bà đặt bịch trứng vịt cho mấy đứa con, coi lại khạp gạo, rồi lại đi.

Bà bỏ con đi mấy chục năm trời theo đàn vịt mà mấy đứa con không một lời trách cứ. Vì vậy, không có lý do gì mà bà lại giận Huyền Anh chuyện cậu biệt tích 6 năm trời. Bà chỉ cầu cho con trai còn khỏe, không Tết này thì chắc Tết tới nó sẽ về…

Lâm Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.