Tôi đã không còn nhớ chút gì về scandal “nude vì môi trường” của Ngọc Quyên nhiều năm trước, nếu không có một người bạn vô tình nhắc tới. Ngọc Quyên trong câu chuyện này hoàn toàn không giống những gì người ta từng biết trước đây.
Quyên hôm nay là cô người mẫu đã qua cái độ rực rỡ của nghề, đã lấy chồng, sinh con, và thỉnh thoảng tạt ngang showbiz như một chuyến về thăm nhà cũ. Câu chuyện thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi tiếng trẻ con í ới.
|
Ngọc Quyên hạnh phúc bên mẹ và con trai |
* Cậu nhỏ có vẻ hiếu động nhỉ! Độ tuổi em bé khám phá thế giới xung quanh cũng là lúc các bà mẹ phải mệt mỏi chạy theo giải quyết những “tàn tích” của chúng...
- Người mẫu Ngọc Quyên: Đúng đấy ạ. Bé gần hai tuổi rồi - thực sự là niềm vui và nỗi ám ảnh của cả nhà, bởi những trò nghịch “thần sầu”. Cậu không bao giờ chịu ngồi yên. Sở thích của cậu là chui vào tủ, leo trèo, phá tung mọi thứ có trong tay. Cái gì càng nguy hiểm cậu càng muốn chinh phục.
Mới đây, cậu khiến ba mẹ một phen xanh mặt vì chui vào bồn tắm rồi đổ hết chai thuốc tẩy lên người. Tưởng tượng thứ dung dịch từng tẩy bạc trắng cái quần của ông xã Quyên, thì khi tiếp xúc với làn da em bé sẽ nguy hiểm đến mức nào? Quyên phải cậy đến bà ngoại và vợ chồng người giúp việc để trông con mà vẫn chưa đưa cậu vào khuôn khổ được.
* Trẻ hiếu động thường thông minh. Khi phá phách là lúc chúng học thêm một điều gì đó. Quyên có vì quan niệm này mà để con tự do quậy tưng trong thế giới của nó?
- Đó là cách chồng Quyên áp dụng. Anh hay bảo Quyên cứ để cho con khám phá, thậm chí chấp nhận tai nạn. Điều đó sẽ giúp con nhận ra mức độ nguy hiểm của từng thứ mà không tái diễn. Nhưng Quyên không nghĩ vậy, nhất là khi những trò nguy hiểm của con không chỉ gây hại cho bản thân mà ảnh hưởng cả đến sự an toàn của người khác.
Nếu những tai nạn không khiến con sợ mà tránh, lại rèn cho con tính lì đòn thì lẽ nào suốt ngày ba mẹ phải đi giải quyết hậu quả? Quyên chọn cách nghiêm khắc nói không trước mọi hiểm họa. Như lần con lăm le chui vào tủ lạnh cho mát, khi nhận ra nét mặt, giọng nói của mẹ trở nên lạnh lùng, kiên quyết thì cậu mới chịu thôi.
* Nếu vậy, vợ chồng Quyên sẽ có nhiều mâu thuẫn trong việc dạy con? Phải có cách nào để tìm tiếng nói chung chứ?
- Chồng Quyên sống ở Mỹ từ nhỏ nên thấm nhuần văn hóa Mỹ rồi, trong khi Quyên quen cư xử theo cách của người Á Đông. Tư tưởng của cả hai vì thế mà đôi khi trái ngược. Quyên vẫn thường nói chuyện với chồng để tìm phương án thích hợp nhất mỗi khi có mâu thuẫn. Chẳng hạn Quyên không đồng ý cho con chơi kiếm (nhựa), chồng lại bảo “không lẽ em muốn con chơi búp bê? Phải để con mạnh mẽ hơn chứ”.
Đến khi con dùng kiếm “đâm” bạn thì chồng mới thuận theo ý vợ, mang kiếm cất đi.
Ngày xưa Quyên nghịch ngợm có tiếng - suốt ngày trèo cây, hái trộm, bị chó rượt, hàng xóm mắng vốn miết, má đánh đòn là chuyện bình thường. (Hình như cậu con thừa hưởng cái gien quậy của mẹ thì phải!).
Nhưng Quyên không thể đánh con như má đánh Quyên ngày xưa. Chồng Quyên không chấp nhận phương pháp giáo dục bằng roi vọt. Anh bảo điều đó chỉ khiến đứa trẻ lì hơn và nảy sinh tâm lý đối phó vì sợ bị đòn. Anh nói đúng thì Quyên phải nghe theo thôi.
* Kiểu giáo dục Mỹ chẳng phải sẽ tạo ra một thế hệ trẻ nhỏ tự lập và năng động sao? Như thế tốt mà!
- Đúng vậy và không chỉ thế, giáo dục Mỹ còn giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ, có kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Nhưng khi cái tôi cá nhân của trẻ được đặt lên hàng đầu thì sẽ vô tình biến chúng thành những đứa trẻ chỉ chăm chăm nghĩ đến quyền lợi của mình, sống ích kỷ và vô cảm.
Điều này lý giải vì sao trẻ con Mỹ có thể gọi cảnh sát đến bắt cha mẹ khi bị đánh đòn. Đúng là bạo hành trẻ em cần phải ngăn chặn, nhưng phản ứng theo cách dành cho đấng sinh thành một bản án theo pháp luật thì hơi bất nhẫn. Có cha mẹ nào lại tự dưng đánh con nếu con không làm gì sai. Con có thể sống độc lập, nhưng không được bất cần mọi quan hệ. Con nên mạnh mẽ, nhưng đừng làm đau người khác.
* Quyên cho rằng lối sống cá nhân là ích kỷ, nhưng ở một hệ tư tưởng khác, người ta lại nghĩ đó là “sống trách nhiệm với bản thân”. Chúng ta không thể sống giùm cuộc đời người khác, nên tốt nhất là sống tốt đời mình. Nói vậy đâu phải không có lý, đúng không?
- Quyên không phủ nhận mặt tích cực của lối sống cá nhân. Chẳng hạn hồi đó đi máy bay, Quyên không hiểu vì sao người ta phải đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước, rồi mới đeo cho em bé đi cùng. Quyên thấy có gì đó rất sai về mặt đạo lý. Nhưng rồi chồng Quyên giải thích rằng mình phải thực sự ổn mới có thể bảo vệ con. Quyên đã hiểu. Nhưng Quyên vẫn cho là sẽ tuyệt hơn nếu sau khi nghĩ đến mình, ta còn nghĩ đến người khác. Nếu chỉ dừng lại ở mình thì ích kỷ lắm.
Sau sai lầm, ai cũng cần phải sống tiếp
* Quyên hôm nay đã trưởng thành hơn rất nhiều. Hỏi thật nhé, nếu chẳng may sau này con trai bạn lớn lên và bắt gặp những hình ảnh không mảnh vải che thân của mẹ trong bộ ảnh ấy, Quyên sẽ xử lý thế nào?
- Quyên sẽ nói với con rằng: “Khi mắc sai lầm, ta sẽ phải trả giá bằng nhiều thứ, thậm chí là cả cuộc đời. Tuổi trẻ của mẹ đã từng mắc sai lầm, và mẹ đã phải trả giá bằng việc bị cả xã hội quay lưng. Mẹ đã vất vả như thế nào để lấy lại lòng tin của mọi người, và sự tha thứ của khán giả. Cuộc đời không có gì hoàn hảo.
Phạm sai lầm là chuyện khó tránh. Quan trọng là con phải nhìn ra mình sai ở đâu mới biết cách đứng dậy từ chính chỗ mình ngã xuống. Phải biết ơn những sai lầm vì chúng đã giúp mình lớn khôn”.
Nhưng có một điều Quyên cho là quan trọng nhất - sự độ lượng của con người - không vì một sai lầm của ai đó mà dìm cho họ mãi chẳng ngẩng đầu dậy được. Khi Quyên lập gia đình, tức là rất lâu sau scandal đó, một bức thư nặc danh được gửi đến nhà Quyên và chồng là người mở nó ra. Trong đó là loạt ảnh nude của Quyên từng đăng tải trên báo chí.
Quyên không quan tâm ai đã làm chuyện đó và mục đích là gì, bởi Quyên nhận ra mình may mắn khi thế giới Quyên đang sống không có sự cay nghiệt, dè bỉu với quá khứ và hiện tại mới là cái thực sự tồn tại. Chồng Quyên đưa bức thư đó cho Quyên, bảo: “Của em nè”. Quyên nói: “Ừ, của em, ngày xưa em quậy cỡ này đó”. Anh nói: “À, vậy hả, anh không quan tâm đâu”. Đó là tất cả những gì Quyên cần để sống tiếp.
Sau sai lầm, ai cũng cần phải sống tiếp
* Quyên hôm nay đã trưởng thành hơn rất nhiều. Hỏi thật nhé, nếu chẳng may sau này con trai bạn lớn lên và bắt gặp những hình ảnh không mảnh vải che thân của mẹ trong bộ ảnh ấy, Quyên sẽ xử lý thế nào?
- Quyên sẽ nói với con rằng: “Khi mắc sai lầm, ta sẽ phải trả giá bằng nhiều thứ, thậm chí là cả cuộc đời. Tuổi trẻ của mẹ đã từng mắc sai lầm, và mẹ đã phải trả giá bằng việc bị cả xã hội quay lưng. Mẹ đã vất vả như thế nào để lấy lại lòng tin của mọi người, và sự tha thứ của khán giả. Cuộc đời không có gì hoàn hảo.
Phạm sai lầm là chuyện khó tránh. Quan trọng là con phải nhìn ra mình sai ở đâu mới biết cách đứng dậy từ chính chỗ mình ngã xuống. Phải biết ơn những sai lầm vì chúng đã giúp mình lớn khôn”.
Nhưng có một điều Quyên cho là quan trọng nhất - sự độ lượng của con người - không vì một sai lầm của ai đó mà dìm cho họ mãi chẳng ngẩng đầu dậy được. Khi Quyên lập gia đình, tức là rất lâu sau scandal đó, một bức thư nặc danh được gửi đến nhà Quyên và chồng là người mở nó ra. Trong đó là loạt ảnh nude của Quyên từng đăng tải trên báo chí.
Quyên không quan tâm ai đã làm chuyện đó và mục đích là gì, bởi Quyên nhận ra mình may mắn khi thế giới Quyên đang sống không có sự cay nghiệt, dè bỉu với quá khứ và hiện tại mới là cái thực sự tồn tại. Chồng Quyên đưa bức thư đó cho Quyên, bảo: “Của em nè”. Quyên nói: “Ừ, của em, ngày xưa em quậy cỡ này đó”. Anh nói: “À, vậy hả, anh không quan tâm đâu”. Đó là tất cả những gì Quyên cần để sống ti
|
Hồng Hạnh (thực hiện)