Người khởi xướng phong trào “Móc len tai giả ủng hộ vùng dịch”

10/09/2020 - 05:41

PNO - Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng rồi lan ra một số tỉnh, thành khác, hàng ngàn chiếc tai giả bằng len đã được gửi tới các chiến sĩ, nhân viên y tế dịa phương, những người làm công tác kiểm dịch… tại các tỉnh, thành có nhiều bệnh nhân dương tính với vi-rút.

Bảo vệ đôi tay người chống dịch

Tai giả là những chiếc đai nhỏ móc  bằng  len,  dài  khoảng  13- 15cm, rộng 2-2,5cm, có gắn cúc ở hai đầu. Thay vì phải cố định phần dây thun của khẩu trang vào   hai   bên   vành   tai,   người dùng sẽ neo nó tại hai đầu cúc của chiếc tai giả, rồi giữ cố định chiếc  tai  ở  phía  sau  đầu,  sát phần gáy…

Len tai giả giúp cố định chiếc khẩu trang
Len tai giả giúp cố định chiếc khẩu trang

“Chứng   kiến   các   chiến   sĩ, hay   những   tình   nguyện   viên -  những  người  chịu  cảm  giác đau đớn, khó chịu khi phải đeo khẩu trang cả  - tôi đã phát động   các   thành   viên   trong nhóm đan móc của mình - móc những chiếc tai giả gửi tặng họ. Tôi tham khảo ý tưởng này trên mạng,  vì  thấy  bên  nước  ngoài họ  dùng  cách  này  rất  nhiều. Ban đầu, chỉ các thành viên tại TP.HCM tham gia. Sau đó, thành viên ở các tỉnh, thành khác, đặc biệt  là  tỉnh  có  dịch  cũng  chủ động đóng góp. Vì thế, số lượng tai giả chúng tôi gửi tặng cũng lên  tới  hơn  chục  ngàn  chiếc từ  đầu  mùa  dịch  tới  giờ” -  anh Đỗ  Quang  -  người  phát  động phong trào này cho biết.

Ban    đầu,    nhóm    của    anh Quang  phải  chủ  động  liên  hệ để  gửi  tặng,  dần  dần,  phong trào  lan  rộng,  nhiều  tổ  chức tại  các  địa  phương  có  dịch  đã kết  nối  trực  tiếp  với  nhóm  để yêu  cầu  giúp  đỡ. “Tuy  cực  hơn do nhu cầu tai giả tăng nhanh, nhưng  niềm  vui  của  chúng  tôi cũng nhân đôi khi biết việc làm của mình hữu ích với rất nhiều người”- anh Quang chia sẻ.

Ý nghĩa nhân văn của phong trào  lan  tỏa  âm  thầm  nhưng lặng  lẽ.  Nhiều  đơn  vị  sản  xuất len,  sợi…  đã  gửi  tặng  nguyên liệu  để  nhóm  làm  việc.  “Tiền mua cúc đơm chẳng đáng bao nhiêu, chỉ tốn vài trăm ngàn… Chẳng   thấm   gì   so   với   công sức  những  người  ở  đầu  tuyến dịch phải hy sinh để bảo vệ sức khỏe cho toàn cộng đồng”- anh Quang  vừa  thoăn  thoắt  từng mũi kim vừa nói. Anh đang gấp rút hoàn thành hàng trăm chiếc tai giả gửi ra cho một doanh trại bộ đội ở Đà Nẵng.

Hành trình của "bàn tay vàng"

Đỗ  Quang  tên  đầy  đủ  là  Đỗ Hoàng   Quang,   sinh   ra   trong một  gia  đình  thuần  nông  tại đồng bằng sông Cửu Long. Tốt nghiệp  trung  học  phổ  thông, trước bao lựa chọn để vào đời, anh  đăng  ký  khoa  “nữ  công” Trường  đại  học  Sư  phạm  Kỹ thuật   TP.HCM,   trong   khi   ba anh  muốn  con  trai  trở  thành bác sĩ.

Thi trượt Đại học Y Dược TP.HCM,  anh  Quang  một  mình khăn gói lên thành phố làm sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật, với  hành  trang  là  ít  quần  áo, sách vở và lời tuyên bố “không chu cấp tài chính” từ ba. Những ngày đầu, chàng sinh viên trẻ ở nhờ  nhà  người  quen,  vay  tiền đóng  học  phí,  rồi  đi  làm  thêm để trả nợ. Sang học kỳ hai năm thứ  nhất  đại  học,  anh  chuyển ra ngoài ở trọ. Ngoài thời gian học trên lớp, anh làm thêm tối ngày  để  kiếm  tiền  trang  trải cuộc sống. Có những lúc Quang tưởng phải bỏ cuộc giữa chừng, vì  không  kham  nổi  học  phí  và chi phí sinh hoạt.

“Từng có thời gian Quang bế tắc muốn bỏ học, dù cậu ấy học rất giỏi và chuyên tâm, lại rất có đam  mê.  Có  một  dạo  Quang không tới lớp. Thầy cô, bạn bè tìm về tận nhà mới biết gia đình cũng không có tin tức. Chúng tôi tỏa ra đi tìm và kéo cậu ấy trở lại trường. Thầy cô cũng giúp giới thiệu  chỗ làm  thêm  để  Quang yên tâm học tập” - nhà thiết kế Phi Phụng, bạn thời đại học của anh Quang, chia sẻ.

Một lần chứng kiến các nghệ nhân Đà Lạt tạo nên các tác phẩm đan móc đầy nghệ thuật - chỉ với len, móc, đôi tay và óc sáng tạo… Đỗ Quang đã mê mẩn và mày mò tìm ý tưởng để thực hiện. Những sản phẩm đan móc đầu tiên của anh ra đời - với ý tưởng độc đáo và  tính  ứng  dụng  cao  -  đã  tiếp cận  được  một  số  khách  hàng đầu tiên. Sau đó, nhờ sự dẫn dắt của cô giáo dạy cắm hoa, anh trở thành nhà cung cấp cho một siêu thị tại TP.HCM với các sản phẩm như   miếng   lót   ly,   miếng   rửa chén… Thay vì những tạo hình thông  thường,  Đỗ  Quang  biến những  miếng  rửa  chén  tẻ  nhạt thành hình bông hoa, trái dứa…

Rồi  từ  những  vật  dụng  sinh hoạt nhỏ, anh tiến tới cung cấp đồ  thời  trang  như  áo  lửng,  áo khoác…  móc  hoàn  toàn  bằng len  sợi…  cho  siêu  thị  và  khách hàng  mua  lẻ.  Qua  năm  thứ  hai đại học, Đỗ Quang đã sở hữu một xưởng gia công nhỏ, tạo việc làm cho  nhiều  bạn  bè  sinh  viên  và hàng xóm quanh khu trọ…

Đỗ Quang - người khởi xướng phong trào “Móc len tai giả ủng hộ vùng dịch”
Đỗ Quang - người khởi xướng phong trào “Móc len tai giả ủng hộ vùng dịch”

Sau  khi  ra  trường,  anh  phát triển mô hình kinh doanh hộ gia đình  thành  công  ty,  đồng  thời cộng tác giảng dạy ở NhàVăn hóa Phụ nữ TP.HCM… Ngoài việc có nguồn thu ổn định, tay nghề của anh  cũng  được  biết  đến  nhiều hơn khi đào tạo cho hàng ngàn học  viên…  Đến  lúc  này,  người cha đã thừa nhận và ủng hộ con đường mà Quang lựa chọn. “Ba tôi vui và tự hào về tôi lắm. Mỗi khi tôi được lên ti vi, ở quê, ông đi khoe khắp xóm, kêu gọi mọi người vô coi”- Đỗ Quang chia sẻ.

Sau thời gian dài cộng tác với Nhà Văn hóa Phụ nữ, anh Quang rút về tập trung phát triển, mở rộng công ty với mảng tư vấn du học. Anh dành toàn bộ đam mê đan  -  móc  để  chia  sẻ  trên  một kênhYouTube.“Tôi đã nhận được quá nhiều từ cuộc sống, nên tôi nghĩ đây là thời điểm mình nên cho  đi.  Các  bạn  đam  mê  đan  - móc  len  có  thể  tham  khảo  kỹ thuật cũng như tất cả các mẫu độc lạ mà tôi tìm tòi, thiết kế và thử  nghiệm” -  anh  Quang  cho biết. Đỗ Quang vẫn đau đáu ước mơ  mở  một  trường  trung  cấp hay  cao  đẳng  dạy  nữ  công  gia chánh, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho các bạn trẻ vào đời.

Nhiều  năm  nay,  anh  Quang còn  cưu  mang  rất  nhiều  chú mèo bị bỏ rơi. Hệt một “ông bố bỉm sữa”; anh cho chúng bú, đưa chúng đi tiêm phòng, chăm sóc chúng đến khi trưởng thành, rồi tìm  người  yêu  mèo  để  cho  lại, và  tiếp  tục  chăm  sóc  lứa  mèo khác…  Ngoài  mèo,  cuộc  sống của anh còn đầy ắp ý tưởng về các sản phẩm đan móc, các hoạt động cộng đồng… Những mũi len, sợi chỉ đã khỏa lấp nỗi buồn của anh, giúp anh trở thành“thủ lĩnh” trong cộng đồng đan móc và  các  hoạt  động  từ  thiện  mà anh rất hiếm khi chia sẻ.

Châu Mỹ

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI