Người Hà Nội quây quần luộc bánh chưng đón tết trên vỉa hè

25/01/2025 - 16:50

PNO - Vào những ngày giáp tết Ất Tỵ, nhiều người dân Thủ đô vẫn giữ truyền thống cùng nhau ngồi gói bánh, canh bếp lửa chờ bánh chín.

Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới 2025, dọc các tuyến phố ở Thủ đô dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đang mải miết bên nồi bánh chưng nghi ngút khói trên những ô đất trống vỉa hè, trong con ngõ, hẻm nhỏ.
Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới 2025, dọc các tuyến đường ở thủ đô dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân bên nồi bánh chưng nghi ngút khói trên vỉa hè, trong con ngõ, hẻm nhỏ.
Ghi nhận của trong những ngày cuối năm, nhiều vỉa hè  trên các tuyến phố của Hà Nội đã bắt đầu đỏ lửa hồng, người dân, các gia đình bắt đầu quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.
Tại nhiều vỉa tại TP Hà Nội đã bắt đầu đỏ lửa, các gia đình quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.
Trong quan niệm của nhiều người, cùng gói bánh và đặc biệt là trông nồi bánh chưng là dịp mọi người trong gia đình, hàng xóm ngồi bên nhau chia sẻ những câu chuyện vui, buồn sau một năm bận rộn.
Trong quan niệm của nhiều người, cùng gói bánh và đặc biệt là trông nồi bánh chưng là dịp mọi người trong gia đình, hàng xóm ngồi bên nhau chia sẻ những câu chuyện vui buồn sau một năm bận rộn.
Bánh chưng sau 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chưng chín đều. Những người trong gia đình ông Phú phải thay nhau canh nồi bánh chưng liên tục.
Bánh chưng phải nấu liên tục trong 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chín đều. Các gia đình phải cử người thay nhau canh nồi bánh chưng.
Ông Phú (70 tuổi, Nam từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bánh chưng là nét văn hóa truyền thống. Cứ thấy nồi bánh chưng là thấy Tết, năm nào tôi cũng gói thật nhiều bánh, vừa để ăn vừa để biếu bà con, bạn bè thân thiết. Cần phải giữ những nét tinh hoa mà cha ông để lại, ông Sơn tâm sự khi đang gói bánh trên vỉa hè.y ông Công, ngày nào cũng đỏ lửa cho đến 30 Tết. Bánh chưng làm chủ yếu phục vụ người thân, gia đình, hàng xóm xung quanh khu nhà.
Ông Phú (70 tuổi, Nam từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bánh chưng là nét văn hóa truyền thống. Cứ thấy nồi bánh chưng là thấy tết, năm nào ông cũng gói thật nhiều bánh, vừa để ăn vừa để biếu bà con, bạn bè thân thiết. Cần phải giữ những nét tinh hoa mà cha ông để lại.
Củi, nước liên tục được để ý vì nếu nhãng đi là cả nồi bánh sẽ không dền.
Củi, nước liên tục được để ý vì nếu quên là cả nồi bánh sẽ không "dền".
Hình ảnh những nồi bánh chưng đỏ lửa trên các tuyến phố chỉ dịp Tết mới có.
Hình ảnh những nồi bánh chưng đỏ lửa trên các tuyến đường chỉ dịp tết mới xuất hiện.
Ánh lửa đỏ rực cùng khói bốc nghi ngút, thơm nức mùi lá, mùi gạo khiến không khí ngày cận Tết thêm rạo rực
Ánh lửa đỏ rực cùng khói bốc nghi ngút, thơm nức mùi lá, mùi gạo khiến không khí ngày cận tết thêm rạo rực.
Việc tự gói bánh, trông bếp chờ bánh chín, vớt những chiếc bánh ra và ngày Tết dâng lên ban thờ Tổ tiên là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Việc tự gói bánh, trông bếp chờ bánh chín, vớt những chiếc bánh ra và ngày tết dâng lên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Người già, trẻ nhỏ quây quần luộc bánh chưng xuyên đêm trên vỉa hè Hà Nội
Người già, trẻ nhỏ quây quần luộc bánh chưng trên vỉa hè Hà Nội.

Anh Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI