Người dân xếp hàng chờ xem nguyệt thực qua kính thiên văn

08/11/2022 - 22:22

PNO - Chiều 8/11, hàng trăm người tập trung tại Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) để chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng máu” (nguyệt thực toàn phần) cuối cùng của năm nay.

 

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất, không được mặt trời chiếu sáng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ta hiện tượng nguyệt thực. Khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất, không được mặt trời chiếu sáng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Khu vực công viên bên bờ sông Sài Gòn này có rất đông người dân, đặc biệt là các bạn trẻ chuẩn bị ngắm nguyệt thực hướng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư (HAAC) tập trung về đây, mang theo kính thiên văn, ống nhòm tổ chức cho người dân quan sát hình ảnh “trăng máu”. Có khá đông trẻ em tỏ ra thích thú thử kính thiên văn, ống nhòm của CLB trước giờ xuất hiện nguyệt thực toàn phần tại TP.HCM.
Khu vực công viên bên bờ sông Sài Gòn có rất đông người dân, đặc biệt là các bạn trẻ chuẩn bị ngắm nguyệt thực hướng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư (HAAC) cũng tập trung về đây, mang theo kính thiên văn, ống nhòm tổ chức cho người dân quan sát hình ảnh “trăng máu”. Có khá đông trẻ em tỏ ra thích thú thử kính thiên văn, ống nhòm của CLB trước giờ xuất hiện nguyệt thực toàn phần tại TPHCM.
Người dân có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường. Nếu sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông hay ống nhòm quan sát thì xem được đẹp hơn.
Người dân có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường. Nếu sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông hay ống nhòm quan sát thì xem được đẹp hơn.
Nguyệt thực toàn phần cuối năm nay đạt cực đại lúc 17h59, ngày 8/11 (giờ Hà Nội). Người dân ở khắp Việt Nam đều được chiêm ngưỡng “trăng máu ảo ảnh” lúc hoàng hôn.
Nguyệt thực toàn phần cuối năm nay đạt cực đại lúc 17g59, ngày 8/11 (giờ Hà Nội). Người dân ở khắp Việt Nam đều được chiêm ngưỡng “trăng máu ảo ảnh” lúc hoàng hôn.
Ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ đón trăng máu từ lúc 17h16, là nguyệt thực toàn phần ngay từ khi xuất hiện, chuyển sang nguyệt thực một phần rồi nguyệt thực nửa tối từ 18h41 và trở lại thành trăng thường lúc 20h56. Người dân ở miền Nam và Nam Trung Bộ sẽ đón trăng máu dưới dạng nguyệt thực toàn phần lúc 17h59 phút, các bước chuyển giai đoạn tương đương khu vực miền Bắc.
Sự kiện thu hút khá nhiều nhiếp ảnh gia ở các miền và nhiều bạn trẻ yêu thiên văn. Khu vực phía Bắc, bắc Trung bộ đón trăng máu từ lúc 17g16, là nguyệt thực toàn phần ngay từ khi xuất hiện, chuyển sang nguyệt thực một phần rồi nguyệt thực nửa tối từ 18g41 và trở lại thành trăng thường lúc 20g56. Người dân ở miền Nam và nam Trung bộ đón trăng máu dưới dạng nguyệt thực toàn phần lúc 17g59 phút, các bước chuyển giai đoạn tương đương khu vực miền Bắc.
Theo các chuyên gia, nguyệt thực toàn phần đêm 8/11 nhìn từ Việt Nam trông to và huyền ảo hơn nhờ sự giao thoa với hiện tượng quang học đặc biệt. Bất kỳ khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát tốt nguyệt thực. Trước thời điểm xuất hiện “trăng máu”, nhiều người xếp hàng tại công viên bến Bạch Đằng để xem thử kính thiên văn.
Từ 17g, nhiều người đã tập trung công viên bến Bạch Đằng để thưởng thức thiên tượng hiếm thấy này. Theo các chuyên gia, nguyệt thực toàn phần đêm 8/11 nhìn từ Việt Nam trông to và huyền ảo hơn nhờ sự giao thoa với hiện tượng quang học đặc biệt. Bất kỳ khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát tốt nguyệt thực. 
Tại TP.HCM, người xem có thể thấy mặt trăng đỏ như máu mọc lên từ chân trời Đông. Đến 17h59 là thời điểm cực đại nguyệt thực toàn phần khi trăng có màu đỏ sậm nhất. Mặt trăng bắt đầu bị che khuất dần và ngả sang màu đỏ.
Tại TPHCM, người xem có thể thấy mặt trăng đỏ như máu mọc lên từ chân trời Đông. Đó là lý do công viên bến Bạch Đằng là vị trí đẹp nhất để xem nguyệt thực. Nhiều bậc cha mẹ cũng tranh thủ đưa con mình đến xem như một cách để bổ sung kiến thức cho trẻ. Đến 17g59 là thời điểm cực đại nguyệt thực toàn phần khi trăng có màu đỏ sậm nhất. Mặt trăng bắt đầu bị che khuất dần và ngả sang màu đỏ.
Tuy nhiên, đến thời điểm 18h00, bầu trời TP.HCM vẫn chưa thấy mặt trăng bằng mắt thường do tiết trời mây mù.Thời điểm khi tiết trời tan mây (ảnh trên), thời điểm nguyệt thực toàn phần qua đi (ảnh dưới). Lúc 18h30, mặt trăng bắt đầu lộ diện, quan sát bằng kính thiên văn, bằng mắt hay chụp ảnh thấy một phần trăng đã lộ diện.
Tuy nhiên, đến thời điểm 18g, bầu trời TPHCM vẫn chưa thấy mặt trăng bằng mắt thường do trời nhiều mây mù.Thời điểm khi tan mây (ảnh trên) và thời điểm nguyệt thực toàn phần qua đi (ảnh dưới). Lúc 18g30, mặt trăng bắt đầu lộ diện dù quan sát bằng kính thiên văn, bằng mắt thường hay chụp ảnh.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần kết thúc vào 18h41, khi trăng dần lên cao và kết thúc pha toàn phần, sau đó chuyển sang pha nguyệt thực một phần, kết thúc sẽ trả lại vầng trăng như bình thường. Trong ảnh, mặt trăng thời điểm sau nguyệt thực toàn phần chụp qua kính thiên văn.Đây là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương cũng có cơ hội thấy được trăng máu với nhiều cấp độ khác nhau.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần kết thúc vào 18g41, khi trăng dần lên cao và kết thúc pha toàn phần. Sau đó chuyển sang pha nguyệt thực một phần, kết thúc sẽ trả lại vầng trăng như bình thường.
 Trong ảnh, mặt trăng thời điểm sau nguyệt thực toàn phần chụp qua kính thiên văn.Đây là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương cũng có cơ hội thấy được trăng máu với nhiều cấp độ khác nhau.
Trong ảnh, mặt trăng thời điểm sau nguyệt thực toàn phần chụp qua kính thiên văn. Đây là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương cũng có cơ hội thấy được trăng máu với nhiều cấp độ khác nhau.

 Nguyễn Quang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI