Người dân 'thủ phủ' vàng mã hối hả kiếm tiền tỷ trong 'tháng cô hồn'

12/08/2018 - 06:00

PNO - Bắt đầu "tháng cô hồn" cũng là lúc hàng triệu sản phẩm vàng mã của người dân xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) được vận chuyển đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh trên cả nước, sang cả Trung Quốc, Lào...

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
 

Nổi tiếng cả nước với tranh dân gian Đông Hồ, nhưng hơn chục năm nay, xã Song Hồ lại trở thành "thủ phủ" của nghề làm vàng mã, là công xưởng vàng mã lớn nhất nước. 

Người dân nơi đây cho biết, vàng mã của xã Song Hồ được sản xuất quanh năm, không có mùa vụ hay tình trạng ế ẩm bởi nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm này rất lớn. Tuy nhiên, trong năm có nhiều thời điểm nhu cầu tăng vọt, "tháng cô hồn" là một thời điểm như vậy.

Đợt hàng chuẩn bị cho tháng "cô hồn" bắt đầu từ tháng 6 đến đầu tháng 7 (âm lịch). Hiện tại, phần lớn các loại sản phẩm hàng mã đã được chuyển đi nhiều tỉnh trên cả nước, vào đến TP.HCM, sang Trung Quốc, Lào. Tuy nhiên, sự tấp nập của đại công xưởng này vẫn không hề giảm.

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
Tại Song Hồ, việc làm hàng mã không tập trung tất cả các khâu tại một xưởng mà được chia nhỏ ra cho nhiều hộ cá thể cùng hoạt động. Mỗi hộ gia đình chỉ sản xuất chuyên biệt từ 1-2 loại mặt hàng. Cũng có những hộ chỉ bán các loại nguyên vật liệu để làm hàng mã như khung ngựa, thuyền, giấy dán...
Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'

Người dân ở đây cho biết, trong đợt hàng lớn cung cấp cho "tháng cô hồn", các gia đình còn huy động cả con, các cháu nhỏ tranh thủ thời gian rảnh để cùng làm. Nhiều hộ gia đình thức trắng đêm, đầu bù tóc rối để đáp ứng kịp nhu cầu của đơn đặt hàng. Nhiều nhà cả năm chẳng có ngày nghỉ. Hết đợt hàng cho tháng 7 âm lịch đến làm hàng tết, qua tết thì làm tiếp cho đợt hàng tháng 7 âm.

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'

Dù chuẩn bị trước cả tháng, nhưng hầu như năm nào các gia đình làm hàng mã cũng phải cuống cuồng làm khi đến sát ngày rằm tháng 7. Mỗi gia đình thường sản xuất được từ 2.000-3.000 sản phẩm/ngày, công xưởng lớn có thể sản xuất trên 10.000 sản phẩm/ngày. 

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
Do nhu cầu cao, cung không đủ cầu nên nhiều sản phẩm phải vừa làm vừa phơi khô để kịp ngày xuất xưởng. Mỗi công nhân được trả từ 100.000-150.000 đồng/ngày và có thể cao hơn vào sát ngày hàng xuất xưởng, cần phải tăng ca.
Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
Nghề làm hàng mã nơi đây còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương kiếm thêm thu nhập. Với công việc bấm ghim đầu rồng để lắp vào gậy, tranh thủ vài giờ rảnh rỗi, người phụ nữ này có thể kiếm vài chục ngàn đồng.
Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'

Anh Tiến, chủ một cơ sở chuyên sản xuất mũ ngựa và nhà cao tầng cho biết, hiện tại các mặt hàng phổ biến này đã bão hòa, nhưng trong đợt cao điểm, gia đình anh vẫn xuất đi được 5.000-7.000 sản phẩm/tháng. Mỗi sản phẩm nhà cao tầng, anh Tiến bán ra với giá 30.000 đồng. Chỉ riêng loại hàng này, mỗi tháng gia đình anh thu về 210 triệu đồng. Hiện hàng hóa trong nhà anh đã được chuyển đi gần hết, chỉ còn một số hàng làm sẵn chưa bán, cất trong kho.

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'

Nhiều gia đình trong làng đã ứng dụng các loại máy móc hiện đại vào sản xuất, giá thành giảm, hàng hóa luôn sẵn có và được xuất đi liên tục. Với các hộ kinh doanh lớn, doanh thu mỗi tháng có thể lên tới 2-3 tỷ đồng.

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
Năm nay, ngoài các loại mặt hàng đặc biệt như máy massage, xe phân khối lớn, những mặt hàng truyền thống như mũ, ngựa, phích nước, tiền đô, gậy đầu rồng, giày dép... vẫn được ưa chuộng. Mỗi ngày, những mặt hàng truyền thống này được xuất xưởng lên đến con số hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu sản phẩm.
Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'

Có những hộ gia đình chuyên làm sản phẩm dành cho lễ hội, thờ Mẫu như thuyền rồng, ngựa khổng lồ với nhiều mức giá. Tháng 7, tháng 8 đến qua tết là khoảng thời gian mặt hàng này bán rất chạy. Giá thuyền rồng tại xưởng dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một chiếc. Tại một số nơi tổ chức lễ lớn, khách thường tới xưởng đặt làm riêng cỡ, giá lên tới trên 2 triệu đồng/chiếc. Do loại mặt hàng này cần sự chi tiết, cầu kỳ nên một xưởng nhỏ, mỗi ngày chỉ sản xuất được 10-20 chiếc. 

Nguoi dan 'thu phu' vang ma hoi ha kiem tien ty trong 'thang co hon'
Xe hàng tấp nập vận chuyển hàng đi khắp các tỉnh thành. Các xưởng sản xuất lại tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyền thống theo nhu cầu và chuẩn bị cho một đợt hàng mới khi tết đến.

An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI