Người dân ồ ạt bán keo non lấy tiền sắm Tết

02/02/2015 - 11:23

PNO - PN - Do điều kiện kinh tế gia đình khó khă, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi Quảng Ngãi đã đốn bán hàng trăm héc-ta cây keo mới được 3 - 4 năm tuổi để lấy tiền lo cho gia đình trong dịp Tết cổ truyền sắp đến, thay vì để...

edf40wrjww2tblPage:Content

Những ngày gần Tết cổ truyền, ở nhiều khu vực rừng nằm dọc theo các tuyến đường đi đến các huyện miền núi Quảng Ngãi, cảnh thu hoạch cây keo diễn ra nhộn nhịp.

Nguoi dan o at ban keo non lay tien sam Tet

Một điểm thu hoạch keo ở vùng núi Quảng Ngãi

Điều đáng nói là không ít diện tích đang được thu hoạch, keo còn khá nhỏ, với thời gian trồng chỉ mới 3 - 4 năm.

Đưa tay chỉ vào đống keo vừa thu hoạch chỉ nhỉnh hơn bắp chân người lớn, người đàn ông tên Lâm, 37 tuổi, đang chặt keo ven tuyến đường nội vùng đi qua xã Long Môn, huyện Minh Long, phân trần: “Gia đình có 3 ha keo trồng mới được khoảng 3 năm rưỡi. Lẽ ra phải gần 2 năm nữa mới đủ tuổi, nhưng do kẹt tiền lo Tt nên đành chặt bán”.

Tương tự, dọc tuyến đường Bình Long, huyện Bình Sơn đi huyện Trà Bồng; tuyến TP. Quảng Ngãi đi Sơn Hà, số keo đang thu hoạch cũng chỉ từ 3 - 4 năm tuổi. Khi được hỏi vì sao chặt bán, câu trả lời đều giống nhau: “Lấy tiền sắm sửa Tết”.

Anh Hồ Thành, 32 tuổi, ở xã Trà Phú, huyện Trà Bồng gãi đầu: “Biết bán keo non thế này là thiệt thòi, vì sản lượng và giá đều thấp hơn nhưng cũng không biết xoay xở đâu ra 5 - 7 triệu để lo cho vợ con trong ngày Tết”.

Được biết sản lượng thu hoạch của cây keo từ 3,5 - 4 năm tuổi chỉ đạt 40 - 50 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí thuê nhân công đốn chặt và xe chuyên chở, tiền thu về chỉ còn chưa đến một nửa. Trong khi đó, nếu để tối thiểu là 5 năm trở lên, thì số lượng keo thu hoạch cao gấp 2 - 3 lần.

Ông Nguyễn Nị, Chủ tịch Hiệp hội Dăm gỗ xuất khẩu Quảng Ngãi nhận định: Nếu rừng keo trồng đúng thời gian thu hoạch có thể cho đến 150 tấn/ha. Keo non có chất lượng gỗ thấp nên chỉ làm dăm gỗ chứ không thể làm nguyên liệu sản xuất. Tại thời điểm này, giá keo tại các nhà máy thu mua 1,2 triệu đồng/tấn; nhưng thương lái thu mua của người dân chưa đến 1,1 triệu đồng/tấn.

Một hệ lụy không nhỏ là khi keo non bị khai thác ồ ạt trong thời điểm cận Tết làm tăng rừng trống và đồi trọc, tăng nguy cơ xói mòn, sạt lở... Chỉ sau một trận mưa lớn, những con đường khai thác keo trở thành đường dẫn lũ về làng, cùng khối lượng đất đá bồi lắp ruộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Thuần, Chủ tịch UBND huyện Minh Long bày tỏ: Biết là việc khai thác ồ ạt keo non thiệt cho người trồng, hại cho môi trường, nhưng địa phương chỉ tuyên truyền, vận động chứ không thể buộc người dân thu hoạch keo đúng năm tuổi được.

MINH PHÚ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI