PNO - PNO - Từ chiều ngày 1/11, hơn 90 người dân thuộc đội 3, thôn Thượng An, xã Phong An, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã kéo đến khu vực Khe Mây của xã Phong An, dùng bao tải và cát lấp tất cả cống dẫn và thoát nước của Nhà máy sản xuất tinh...
edf40wrjww2tblPage:Content
Theo phản ánh, bà con đã nhiều lần phản ánh, làm đơn kiến nghị về tình trạng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn (gọi tắt là Nhà máy) liên tục xả nước thải bẩn, nhưng ban lãnh đạo Nhà máy vẫn “dửng dưng, bình chân như vại, không nghe, không thấy, không biết”. Đến lúc Huyện, Tỉnh lên tiếng vì bức xúc trước những kiến nghị của dân, Nhà máy mới cử nhân viên xuống làm việc với UBND xã Phong An, trong đó mức đền bù, hỗ trợ nhà máy cho mỗi sào ruộng bị thiệt hại đã không được bà con đồng tình.
Người dân lấp đường dẫn, thoát nước thải để phản đối Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Ông Lê Dàng, một người dân, cho biết: "Nhiều hộ trong thôn chúng tôi đến mùa này phải đi mua gạo ăn cũng do Nhà máy xả nước thải làm lúa vụ hè thu chết hết. Nhiều bà con trong xóm đau đớn nhìn ruộng chết vì nước thải mà trong nhà gạo không còn để ăn phải đi vay mượn tiền hàng xóm để mua gạo, vợ thì bệnh nan y, nhưng không hiểu sao Nhà máy nhiều năm nay vẫn chây lì không có động thái nghiêm túc để xử lý nước thải bẩn tràn ra môi trường. Như gia đình tui trồng 7 sào lúa, mấy vụ gần đây do nhà máy xả thải nên mất trắng, phải đi mua gạo ăn. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì bà con sẽ không làm vụ Đông Xuân, bỏ ruộng chứ làm mà không có thu hoạch cũng như không".
Nhiều hộ dân bức xúc cho biết, sau thời gian kiến nghị lên chính quyền, Nhà máy đã đưa ra phương án đền bù 1 sào lúa từ 130-270 nghìn đồng, nhưng bà con không đồng ý. Theo họ, bình quân mỗi sào lúa họ phải đầu tư hơn 1 triệu đồng, 1 sào thu được 3 tạ lúa, giá khoảng 1,8 triệu đồng. Nếu đền bù theo giá đó thì bà con nông dân quá thua thiệt.
Ông Trần Mạnh- Đội trưởng sản xuất đội 3 (HTX Thượng An) bức xúc: “Vụ đông xuân 2012-2013 chất thải của Nhà máy đã làm thiệt hại gần như 100% diện tích lúa của bà con ở HTX Thượng An. Nếu Nhà máy tiếp tục xả thải thì vụ tới bà con không biết tính sao bởi thiệt hại vụ trước vẫn chưa được đền bù. Hiện bà con đang thiếu vốn, thiếu giống nghiêm trọng. Ngoài ra chất thải của Nhà máy cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.”
Cống thoát nước thải bẩn này nhiều năm nay đã gây tác hại cho việc nuôi trồng lúa và thủy sản
Ông Nguyễn Quang Thông, Chủ nhiệm HTXNN Thượng An kiến nghị: “Tình trạng ô nhiễm của Nhà máy diễn ra trong thời gian khá dài, chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần, phía Nhà máy cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ nhưng mức đền bù quá thấp nên hai bên không thống nhất được. Bây giờ đang chuẩn bị bước vào vụ Đông Xuân, nếu Nhà máy cứ tiếp tục gây ô nhiễm thì nông dân sẽ bỏ ruộng. Việc người dân bức xúc chốt chặn các hệ thống dẫn, thoát nước thể hiện rõ bà con không đồng tình với cách làm của Nhà máy. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo Nhà máy trực tiếp đối thoại với gần 100 hộ dân khu vực đội 3, HTX Thượng An để nghe bà con kiến nghị về trình trạng ô nhiễm môi trường nhưng không hiểu sao lãnh đạo Nhà máy vẫn không chịu xuống để lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, trong khi đó vẫn xả nước thải bẩn ra môi trường mặc các cơ quan báo, đài đã nhiều lần phản ánh.”
Cũng theo ông Thông, nhà máy này đã cho trồng cỏ Vetiver để xử lý nước thải, cải tạo môi trường nhưng thực tế đến nay loại cỏ này đều bị chết hàng loạt. Tại khu vực Khe Mây, cỏ đã chết và không gian bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy đường mương nước thải chảy từ Nhà máy đến trạm bơm Bàu Sen dài hơn 3km, trong đó, chỉ 1km khởi điểm từ khu vực Khe Mây có hệ thống mương bê tông, còn lại nước thải chảy tràn ra trảng cát đã làm ô nhiễm nguồn nước, khiến 11,8 ha lúa ở xứ đồng Bành và Vận cùng nhiều hồ sen, diện tích nuôi trồng thủy sản của gần 100 hộ dân ở HTX Thượng An bị “đứng đọt”, chết hàng loạt.
Tại tuyến mương ở khu vực Khe Mây, chất thải có màu đen ngòm, bốc mùi hôi khó chịu. Để chặn nước ô nhiễm từ tuyến mương này, bà con dùng bao cát, cây cối, đất đá san lấp, không cho nước chảy để hạn chế.
Trước đó, ngày 23/9, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Sau khi báo chí phản ánh hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực Khe Mây, thuộc địa phận HTX Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền vào ngày 20/8/2013 do nguồn nước xả thải của Nhà máy, Chi cục BVMT phối hợp với UBND xã Phong An tiến hành lấy mẫu khu vực thải nước thải của Nhà máy, nhằm phân tích và tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Kết quả phân tích nguồn nước mặt lấy tại Khe Mây cách điểm thải khoảng 50mét cho thấy: tổng chất rắn hòa tan vựợt 7,24 lần(TSS), nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD5), vượt 5,8 lần, nhu cầu ô xi hóa học(COD), vượt 4,53 lần, hàm lượng xyanua(CN) vượt 12,45 lần, hàm lượng photphat (PO4), vượt 12,45 lần so với giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam.
Như vậy, nguồn nước mặt Khe Mây ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, vượt nhiều lần so với mức cho phép, mặc dù tại thời điểm đó, Nhà máy mới bắt đầu trở lại sản xuất sau 5 tháng nghỉ hoạt động.
Ngoài ra, chất thải từ Nhà máy còn gây ô nhiễm nguồn nước trên sông Bồ khi nước thải từ khu vực trạm bơm Bàu Sen chảy qua làng Cao Bang (thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền) rồi đổ thẳng ra sông Bồ. Trong khi đó, Nhà máy nước Tứ Hạ dùng nước từ con sông này để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
Đây là đề xuất của ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trước thực tế nhiều sản phẩm quảng cáo hiện nay không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới người dùng.
Hội thi “Bàn tay vàng công nhân cấp nước TPHCM” do SAWACO thực hiện đã giúp người lao động có sân chơi luyện tay nghề và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.