PNO - Sáng 4/4, tại TP. Huế, trong trang phục đặc sắc, người dân theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu tham gia lễ cung nghinh Thánh Mẫu ở thánh đường lên điện Huệ Nam.
![]() |
Mở đầu lễ hội điện Huệ Nam, từ sáng sớm, hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu khắp cả nước đã tập trung về thánh đường ở địa chỉ 352 đường Chi Lăng, TP. Huế tham dự lễ cung nghinh mẫu. |
![]() |
Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm lễ hội điện Huệ Nam tổ chức nghi lễ rước theo đường bộ và cả đường sông. |
![]() |
Cung nghinh Thánh Mẫu ở thánh đường số 352 Chi Lăng sau đó đoàn rước theo hướng đường Trần Hưng Đạo đến bến Văn Lâu để lên thuyền rồng dọc sông Hương. |
![]() |
![]() |
Các tín đồ hóa thân thành các thánh bà, tiên cô theo đoàn rước đi theo tuyến đường Chi Lăng, Trần Hưng Đạo. |
![]() |
Sau đó đoàn rước đi về hướng chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền. |
![]() |
![]() |
Lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng này là lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch (xuân thu nhị kỳ). Đó cũng là đại hội hầu bóng lớn nhất trong năm ở Huế. |
![]() |
![]() |
Đi đầu đoàn rước là Quan Thánh để dẹp đường cho bằng của Thánh Mẫu và Hội đồng (Công đồng) đi. |
![]() |
Theo sau bằng Thánh Mẫu là đoàn Mẫu Thủy Cung và các vị thần đi phò Thiên Ya Na. Đoàn rước đi từ đường Trần Hưng Đạo đến bến Văn Lâu trước lúc lên Ngự thuyền chạy dọc sông Hương đến điện Huệ Nam (Hòn Chén). |
![]() |
![]() |
Trong đoàn người rước Thánh Mẫu tại Tổng hội, ngoài những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo ở Huế còn có rất nhiều du khách ngoại tỉnh cùng về Huế tham dự lễ cung thỉnh Thánh Mẫu. |
![]() |
Đẹp nhất vẫn là đám rước Thánh Mẫu được cử hành trên những chiếc "bằng". Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu. |
![]() |
Liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu. |
![]() |
Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt. |
![]() |
![]() |
Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ biển cùng tàn, lọng, gối, quạt. |
![]() |
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống. |
![]() |
Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm. Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu. |
![]() |
Cũng như nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác, tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu ở điện Hòn Chén góp phần hướng con người sống lương thiện, phân biệt rõ cái thiện và cái ác, biết yêu thương con người và giúp đỡ những người nghèo khổ. |
|
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Nghệ sĩ violin quốc tế Chương Vũ biểu diễn cùng Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM.
Công chúng yêu mến cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã “gặp lại” ông ở một lĩnh vực sáng tạo mới: hội họa.
"Trò chuyện với hoa thủy tiên và..." là tập tiểu luận - phê bình của cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, vừa được nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” sẽ trở lại với phiên bản mới mang tên "Lệ Chi Viên! Bí mật vườn Lệ Chi" vào tháng Năm tới.
UBND thành phố Hà Nội công bố dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa.
Những lá thư tay cách đây hơn 7 thập kỷ được giới thiệu tại triển lãm "Thư cho em" ở Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam.
Chương trình cầu truyền hình "Bản trường ca hòa bình" được dàn dựng hoành tráng, hiện đại, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
Lễ hội Truyền thống Phở Vân Cù 2025 diễn ra tại làng Vân Cù, tỉnh Nam Định - cái nôi của phở Việt Nam, thu hút hàng ngàn du khách thập phương.
Người dân TPHCM không có điều kiện trẩy hội tại vùng “đất Tổ” Phú Thọ hoặc đi chơi xa vẫn có nhiều lựa chọn vui giỗ Tổ Hùng Vương tại địa phương.
Nhà thơ Thuận Hữu, tác giả bài thơ nổi tiếng "Những phút xao lòng", vừa ra mắt tập thơ "Nhặt dọc đường" sau 25 năm vắng bóng.
NSND Bành Bắc Hải, đạo diễn âm thanh của loạt phim “Đừng đốt”, “Mùi cỏ cháy”, “Giải phóng Sài Gòn”… qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư.
Như thường lệ, đúng 18g thứ Sáu, tiếng đờn lại phát ra từ điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Giao duyên.
Các diễn viên Hàn Quốc gây bất ngờ khi vào vai bộ đội Việt Nam trong vở kịch “Đồng chí”...
Cine 7 - Ký ức phim Việt phát sóng lúc 21g10 ngày 5/4, trên kênh VTV3 sẽ giới thiệu lại bộ phim kinh điển "Cánh đồng hoang".
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa triển khai kế hoạch Đầu tư chiều sâu, nhằm tìm nguồn kịch bản điện ảnh
Ngắm lại diện mạo TPHCM từ sách ảnh "TPHCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”.
Trong khuôn khổ sự kiện Không gian Văn hóa, du lịch Hà Giang tại TPHCM, Tỉnh ủy Hà Giang đã giới thiệu tập sách "Hà Giang - Miền đá nở hoa".
Chương trình sẽ diễn ra ngày 6/4 thay vì 5/4 như kế hoạch trước đây.