PNO - Người dân Hà thành thích thú khi phở Hà Nội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
![]() |
Phở từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Mỗi bát phở là sự phối hợp hài hòa giữa hương vị và màu sắc, phản ánh sự tỉ mỉ và tâm huyết của những người làm ra chúng. |
![]() |
![]() |
Phở Hà Nội có hương vị đậm đà, đặc trưng của nước dùng thơm béo, hòa quyện cùng hương vị của gia vị, thịt và bánh phở mềm mịn. Một bát phở Hà Nội nóng hổi không chỉ đem lại cảm giác ấm áp mà còn kích thích vị giác cùng sự hài hòa của từng hương vị. |
![]() |
Sau khi phở Hà Nội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhiều người thích thú thưởng thức món ăn này. 22g ngày 13/8, quán phở gà Đồi nằm trên đường Võ Chí Công (Tây Hồ, Hà Nội) tấp nập khách ra, vào. |
![]() |
Dù chỉ là một quán ăn đơn sơ với những chiếc bàn nhỏ, tủ kính đựng nguyên liệu, thế nhưng quán phở gà này là địa điểm quen thuộc đối với nhiều người dân Hà thành suốt 10 năm qua. |
![]() |
![]() |
Giá phở tại đây dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/bát, khá đầy đặn. Nước dùng tại quán được ninh nhiều giờ bằng toàn bộ xương và ức gà. |
![]() |
Nước dùng tại quán đa phần được nhận xét vừa miệng, thịt gà được nhiều thực khách đánh giá ngon, da vàng, giòn, thịt dai, ngọt. |
![]() |
Chị Ngọc Hà (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) - một thực khách quen của quán chia sẻ, Hà Nội có hàng chục, hàng trăm món ăn ngon nhưng với chị, phở là tuyệt nhất. Phở - sự hòa quyện của những gì được coi là tinh túy nhất, từ xương, thịt, hành thơm, gia vị cho tới bánh phở vốn được làm từ hạt gạo. |
![]() |
“Hà Nội có thể nói đi đâu cũng thấy phở cùng tiếng dao thớt rộn ràng từ sáng sớm đến đêm khuya. Có thể thấy, phở thân thuộc tới mức, người ta có thể ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng cho tới bữa trưa, rồi bữa tối" - chị Hà nói. |
![]() |
Tới tận khuya, hàng chục người vẫn quây quần ngồi xì xụp bên bát phở gà tại đường Võ Chí Công. |
![]() |
5g sáng 14/8, nồi nước dùng của quán phở Hồ Lợi tại Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) sôi sùng sục, tỏa hơi nghi ngút. Chủ quán và nhân viên tất bật bày hàng, người dao thớt rộn ràng, người bê bát đũa.... chuẩn bị phục vụ khách. |
![]() |
Dù không nằm ở khu vực trung tâm phố cổ Hà Nội nhưng quán phở Hồ Lợi trở thành quán quen của nhiều thực khách. Quán thường xuyên "quá tải", khách ngồi kín chỗ, xếp hàng dài chờ gọi món. |
![]() |
Chưa đến 6g, quán đã chật kín thực khách ngồi. |
![]() |
Quán bán rất nhiều món từ tái, chín, nạm, gầu tới xốt vang, xào lăn, phở lõi, sườn nhừ. Giá mỗi bát phở dao động từ 40.000 - 70.000 đồng, tất cả đều được niêm yết cụ thể để thực khách dễ dàng lựa chọn. |
![]() |
Chủ quán cho biết, để làm ra nồi nước dùng phở, xương được ngâm 4-5 tiếng với gừng, chanh, muối, sau đó rửa sạch và chần với nước sôi pha rượu, gừng để khử mùi hôi. Tiếp đó, xương được ninh 18 tiếng. Nước ninh xương bao gồm các gia vị: mắm nguyên chất, bột canh và đường phèn. Nước dùng cũng được thêm gừng nướng, hành nướng, các loại thảo quả, quế, hồi với tỉ lệ phù hợp. |
![]() |
Thịt bò được chủ quán nhập từ một cơ sở quen. Còn phần sườn bò, lõi bò được chị tìm kiếm từ các vùng quê, nơi thường có loại bò ta ngon, chất lượng. |
![]() |
![]() |
Anh Nguyễn Đức Anh (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, phở ở đâu cũng có nhưng có lẽ đối với anh phở Hà Nội đặc biệt hơn cả. "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng đối với riêng tôi phở Hà Nội mới ngon” - anh Đức Anh chia sẻ. |
![]() |
Phở không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều biến thể độc đáo, phản ánh sự sáng tạo và linh hoạt của ẩm thực Việt Nam. Ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ban hành quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với phở Hà Nội. |
Anh Ngọc
Chia sẻ bài viết: |
3 thành phố của Việt Nam là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng vừa có tên trong danh sách 100 thành phố tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2025.
Chùa Quốc Ân Khải Tường thu hút du khách với tượng phật ngọc Thích Ca Mâu Ni cao 3,62m, nặng 9.255kg, bên cánh đồng hoa hướng dương nở rộ vào tháng Giêng.
Đối với dân ‘phượt’, khi bắt đầu những bước chân đầu tiên đi qua ngũ hồ của Bạch Mã, là đã bắt đầu hành trình chữa lành cho chính mình.
Ngày 14/2, chuyên trang ẩm thực Taste Atlas bình chọn 100 món ăn từ hải sản ngon nhất châu Á, chả cá Lã Vọng của Việt Nam lọt top 3.
Trang du lịch Time Out vừa giới thiệu 5 điểm ngắm hoa anh đào không đông đúc ở châu Á, trong đó có Đà Lạt cùa Việt Nam.
Chiều 18/2, tại thôn Vân Cù đã khai mạc lễ hội ẩm thực "Di sản bún Việt - làng bún Vân Cù".
1 công viên ở bang California, Mỹ đang sở hữu những cây sequoia được coi là to cao lớn nhất thế giới.
Thái Lan tiếp tục thu hút du khách Việt bằng sức hấp dẫn và vẻ đẹp không thể cưỡng lại.
Bạn có thể thưởng thức những món bánh này tại các nhà hàng đến từ các quốc gia được gọi tên như Ý, Bồ Đào Nha...
Mùa hoa anh đào bắt đầu từ cuối tháng 2-5 và bạn vẫn còn thời gian để mua vé đến các địa danh sau để check in cùng mùa hoa năm 2025.
Chuyên trang du lịch Loveexploring vừa công bố danh sách 31 hang động đẹp nhất thế giới và hang Sơn Đoòng của Việt Nam cũng được gọi tên.
Hãy cùng tạp chí Taste Atlas điểm qua những món ăn sáng hấp dẫn nhất châu Á.
Một nhà điều hành công viên giải trí địa phương vừa cho biết một công viên mới với chủ đề Harry Potter sẽ mở cửa tại Thượng Hải vào năm 2027.
Món thịt ngâm nước mắm vốn rất dễ làm, trước mẹ tôi hay làm để dành ăn tết, đâu ngờ nay lại thành món “lương khô” cứu mạng thằng con.
Núi Tà Cú, núi Chứa Chan, núi Bà Đen... đều có quần thể chùa và đều là điểm hành hương thu hút du khách sau tết.
Mâm cơm chay rằm tháng Giêng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng thơm ngon, giúp thanh lọc cơ thể sau những ngày tết ê hề thịt cá.
Lướt Facebook, bạn dễ dàng nhận ra vô số bộ ảnh check-in Đà Lạt mùa hoa anh đào. Và bạn có thể lên kế hoạch "phượt" thành phố hoa 1,4 triệu đồng/người.
Cơm tấm sườn, thịt kho rệu, nem lụi và bún chả Hà Nội vào danh sách 100 món ngon của thế giới làm từ thịt heo do Taste Atlas bình chọn.