Người dân châu Âu phản đối trước tình trạng lạm phát tăng cao

23/10/2022 - 06:33

PNO - Hàng ngàn người dân đang xuống đường phản đối cách các chính phủ xử lý khủng hoảng năng lượng, nạn lạm phát tăng cao...

Trên khắp châu Âu, lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính gây ra làn sóng phản đối và đình công của người dân. Cụ thể, ở Romania, những người biểu tình thổi kèn và đánh trống để nói lên sự thất vọng của họ trước chi phí sinh hoạt tăng cao.

Người dân trên khắp nước Pháp cũng đã xuống đường để yêu cầu tăng lương. Những người biểu tình ở Séc đã phản đối việc chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhân viên đường sắt Anh và phi công Đức tổ chức các cuộc đình công để thúc đẩy việc tăng lương khi giá cả tăng cao.

Công nhân đường sắt RMT (Liên minh Công nhân Đường sắt, Hàng hải và Vận tải Quốc gia) bên ngoài nhà ga King's Cross, ở London, ngày 25 tháng 6 năm 
Công nhân đường sắt tụ tập, yêu cầu tăng lương bên ngoài nhà ga King's Cross, ở London (Anh)

Người dân châu Âu đã chứng kiến ​​hóa đơn năng lượng và giá lương thực tăng cao, kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ. Theo tổ chức Bruegel ở Brussels, mặc dù giá khí đốt tự nhiên đã giảm từ mức cao nhất trong mùa hè nhờ các chính phủ phân bổ khoản cứu trợ năng lượng khổng lồ 576 tỷ euro (hơn 566 tỷ USD) cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, thế nhưng điều đó là không đủ.

Giá năng lượng tăng đã khiến lạm phát tại 19 quốc gia sử dụng đồng euro vọt lên mức kỷ lục 9,9%, người dân phải thắt chặt chi tiêu đến mức tối đa.

Hàng ngàn người Romania đã tham gia một cuộc biểu tình ở Bucharest để phản đối đợt nâng giá chi phí năng lượng, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, đang khiến hàng triệu công nhân rơi vào cảnh nghèo đói.

Công nhân đường sắt, y tá, luật sư và những người khác tại Anh cũng đã tổ chức một loạt các cuộc đình công trong những tháng gần đây, yêu cầu chỉnh phủ điều chỉnh lương phù hợp với tình trạng lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 10,1%.

Thu Hương (theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI